Chính trị - Xã hội Theo dòng thời sự
Hạnh phúc của người thầy
TTH - Có lẽ, chưa bao giờ và chưa khi nào những người làm nghề nhà giáo lại đứng trước nhiều áp lực như bây giờ. Có cái là áp lực tự thân, có cái là áp lực xã hội nhưng điều làm đội ngũ các nhà giáo chân chính cảm thấy bị tổn thương nhiều nhất chính là sự thay đổi trong cái nhìn và cách đánh giá của mọi người. Đó cũng là điều đã xảy ra khi chính trong đội ngũ giáo viên, không ít người đã biến mục đích thành phương tiện. Cũng vì thế mà mối quan hệ vốn thuần hậu và tốt đẹp giữa thầy và trò nhiều nơi, nhiều lúc, nhiều chỗ... đã trở nên sòng phẳng một cách lạnh lùng.
Nhưng điều ấy không bao gồm tất cả. Niềm vui, lớn hơn nữa là niềm hạnh phúc của các thầy cô vẫn là sự lớn lên và trưởng thành ở mỗi một thế hệ học sinh. Mùa quả ngọt, có khi được đong bằng thành tích trong học tập, với giải thưởng ở các kỳ thi lớn nhỏ, là chất lượng và tỷ lệ học sinh tốt nghiệp hàng năm, nhất là ở hai cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông và tỷ lệ vào đại học nhưng có khi, nó lại đến từ sự thay đổi của một học trò khó bảo, từ việc các thầy, cô tìm được cho học sinh có hoàn cảnh của mình một điểm tựa để các em không phải rẽ ngang con đường học vấn; là sự chia sẻ của cộng đồng đối với những trường hợp khó khăn... Tôi đã chứng kiến nước mắt rưng trào hạnh phúc của một cô giáo khi sau bao nhiêu năm, cậu học trò khó khăn và cũng không dễ bảo của cô trở lại, cứng cáp và trưởng thành hẳn, dù cậu chỉ là một công nhân cơ khí. Sau này, cô kể với tôi rằng, cô biết cái vẻ bất cần và ngông nghênh nơi học trò cũ chỉ là vỏ bọc của một tâm hồn nhạy cảm, bị tổn thương trong một gia đình không hoà thuận. Thế nên, điều cơ bản mà cô làm được và cả lớp mà cô chủ nhiệm hồi đó đã làm được là đã kéo em lại trong một không khí thân thiện, đầm ấm.
Sự bao dung và chăm chút ấy không thiếu trong đội ngũ những người đứng lớp và cả những cô, thầy làm công tác quản lý bởi lẽ, họ không chỉ dạy chữ mà còn dạy người. Và một thay đổi khác cũng đến trong đội ngũ giáo viên yêu nghề mến trẻ: họ trở thành người bạn của các em, lắng nghe các em và hiểu các em trước khi là người thầy dạy dỗ các em. Với họ, đó chính là hạnh phúc của nghề.
Tôi nghĩ, đó cũng là sự thay đổi lớn để định hình và đi đến chất lượng một cách hiệu quả.
Hạnh Nhi
- Xác định rõ vai trò của lực lượng Cảnh sát cơ động (26/05)
- Xác minh, giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại của người dân (26/05)
- A Lưới trao quà hỗ trợ đoàn viên, công nhân lao động khó khăn (26/05)
- Báo Thừa Thiên Huế đoạt hai giải tại "Giải Báo chí toàn quốc về Phòng chống thiên tai" (26/05)
- Sức dân trên những công trình giao thông (26/05)
- Xử phạt đơn vị sử dụng lao động vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (26/05)
- “Doanh nghiệp vì người lao động – người lao động vì doanh nghiệp" (26/05)
- Phát huy vai trò công tác đối ngoại Nhân dân trong tình hình mới (26/05)
-
Bắt kẻ tàng trữ gần 300 viên hồng phiến tại đường Trần Huy Liệu
- Bà Hoàng Thị Thùy Linh được bầu giữ chức Phó bí thư Tỉnh đoàn
- Thống nhất cao Dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa
- Liếp tiếp bắt giữ các đối tượng tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma tuý
- Vì một Huế xanh - sạch - sáng
- Ngày mai (21/5), công an cấp huyện và xã đồng loạt cấp đăng ký xe ô tô và mô tô, xe máy
-
Tặng hơn 100 đầu sách cho Thư viện Trường tiểu học Quảng Thái
-
Những công trình ý nghĩa, thiết thực
-
Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh nhận bằng khen của Hội đồng Đội Trung ương và UBND tỉnh
-
15 đơn vị đạt thành tích xuất sắc tại Liên hoan các Cung, Trung tâm Thanh thiếu niên
-
Vừa hoạt động Đoàn, vừa phát triển kinh tế
- Xem tin mới nhất hôm nay