ClockThứ Sáu, 28/10/2016 05:51

Họ sẽ là những người thợ trẻ

TTH - Họ có sức trẻ, tay nghề, tác phong công nghiệp nên được doanh nghiệp săn đón. Phụ huynh đã có cái nhìn tích cực hơn khi cho con học nghề ở tuổi 15.

Đào tạo nghề cho học sinh THCS ở Trường cao đẳng nghề số 23

Thống kê, có khoảng 30% học sinh tốt nghiệp phổ thông chọn học nghề trong khi có tới 70% học sinh chọn học đại học, cao đẳng chuyên nghiệp. Hệ lụy của thực tế này dẫn tới tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” ảnh hưởng đến thị trường lao động.

Gần đây, việc phân luồng đào tạo với học sinh phổ thông đang là một nội dung được các cấp ngành, địa phương và nhiều gia đình quan tâm. Giờ đây, nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đã nộp đơn vào các trường trung cấp nghề. Phụ huynh thực tế hơn khi chuyển tiếp từ THCS lên trung cấp nghề bỏ qua bậc học THPT. Em Nguyễn Thị Hằng, học viên Trường trung cấp nghề số 10, cho biết: Khi học hết lớp 9, em đăng ký học trung cấp nghề ngành may mặc thời trang. Em có thể đi làm và tự lo cho bản thân. Em rất thích nghề này, muốn theo đuổi niềm đam mê nên khi thấy gia đình không phản đối là em đăng ký theo học.

Ông Nguyễn Thanh Kiếm, Giám đốc Sở Lao động TB&XH cho rằng,  tuyển sinh dạy nghề từ lứa tuổi này hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tế theo quy định của pháp luật. Thay vì phải học tổng cộng 5 năm gồm 3 năm THPT và 2 năm học nghề để có được bằng trung cấp nghề thì học sinh mới tốt nghiệp THCS chỉ cần học 3 năm học song song văn hóa THPT và trung cấp nghề. Như vậy, sau 3 năm, cũng là 18 tuổi, các em vừa trang bị được kiến thức văn hóa vừa hình thành được tay nghề vững chắc, sẽ nhận bằng tốt nghiệp trung cấp nghề chính quy và giấy chứng nhận hoàn chỉnh văn hóa bậc THPT.

Đặc thù của trường nghề là chương trình học được thiết kế đề cao tính ứng dụng với 70% thực hành và chỉ có 30% lý thuyết được giảng dạy bằng phương pháp “thực học, thực nghiệm”. So sánh một cách dễ hiểu, khi một học sinh 16, 17 tuổi tại trường THPT đang học lý, hóa trên lý thuyết, mô hình thì tại trường nghề các em đã tạo ra được sản phẩm máy móc, linh kiện. Các em trường nghề sớm trưởng thành hơn, năng động hơn, hình thành kỹ năng sống tốt hơn, vì vậy hoàn toàn có thể tự tin và thích ứng với môi trường làm việc ngay sau khi tốt nghiệp. Các doanh nghiệp lớn đã tìm tới các trường trung cấp nghề đặt hàng sinh viên ngay từ khi các em còn học tập. Các trường đều đảm bảo đầu ra cho hơn 95% sinh viên hệ trung cấp nghề là một minh chứng rõ nét cho cơ hội nghề nghiệp của các em. Tại sàn giao dịch việc làm, anh Trần Văn Hiếu, Giám đốc Tập đoàn Thái Sơn cho hay: Chúng tôi thích nhất là tuyển được những lao động học hệ trung cấp, vừa có sức khỏe, tay nghề lại năng động nên hiệu quả công việc sẽ cao.

Nhà nước thực hiện mọi chính sách miễn giảm từ 50-100% học phí để khuyến khích các em đi học nghề. Những học sinh sau tốt nghiệp THCS, khi học hệ trung cấp 2,5 năm, họ vừa học chuyên ngành và chỉ phải học hoàn chỉnh 6 môn văn hóa (thay vì học 11 môn ở bậc THPT). Sau khi tốt nghiệp, các em có thể đi làm ngay hoặc học liên thông lên CĐ-ĐH theo quy chế tuyển sinh.

Tuyển sinh hệ trung cấp nghề đã khó, tuy nhiên, tỷ lệ bỏ học  luôn cao, có thời điểm lên đến 50%. Thực chất các em vào trường là vì muốn học nghề, tránh các môn văn hóa nhưng chương trình khung bắt buộc vẫn phải học văn hóa. Lý do là vì theo quy định bằng tốt nghiệp trung cấp nghề có giá trị tương đương với bằng tốt nghiệp THPT để giúp các em có thể học cao lên. Hơn nữa, một số môn chuyên ngành bắt buộc học sinh phải có kiến thức nền tảng. Ví dụ, nghề điện yêu cầu các em phải có kiến thức vật lý lớp 11, 12, nếu không, sẽ không tính toán được.

Ông Lê Hòa, Hiệu trưởng Trường trung cấp nghề số 10 cho hay: Trong khi theo quy định các môn văn hóa là bắt buộc, không thể bỏ được, các trường nghề phải thiết kế chương trình học dành riêng cho các em, tăng thời lượng thực hành nghề. Chúng tôi kết hợp vừa dạy văn hóa, vừa dạy kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp để bảo đảm cho các em sau khi tốt nghiệp ra trường có đầy đủ kiến thức phổ thông, một nghề vững vàng và cả kỹ năng sống cần thiết. Các môn văn hóa được học xen kẽ với chuyên ngành và phương pháp dạy cũng không thể theo cách hàn lâm. Không phải học thuộc lòng, lý thuyết giảm, được khuyến khích trao đổi, thảo luận, chương trình được giảm tải.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tín chỉ carbon cho doanh nghiệp

Hiện nay, doanh nghiệp (DN) muốn tham gia sâu vào thị trường quốc tế phải có tín chỉ carbon. Tín chỉ carbon được hiểu là chứng nhận để giao dịch thương mại và đổi quyền được phát thải khí nhà kính.

Tín chỉ carbon cho doanh nghiệp
Hoãn đấu thầu vàng: Doanh nghiệp không mặn mà hay đang 'nghe ngóng'?

Do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc đúng quy định nên Ngân hàng Nhà nước đã hủy thông báo đấu thầu vàng vào 10h sáng nay (ngày 22/4); đồng thời, công bố sẽ triển khai đấu thầu vàng miếng vào sáng mai, thứ Ba, 23/4.

Hoãn đấu thầu vàng Doanh nghiệp không mặn mà hay đang nghe ngóng
Doanh nghiệp du lịch 'khóa sổ' tour đi Điện Biên

Theo đại diện các công ty du lịch tại TP Hồ Chí Minh, nhu cầu đi du lịch Điện Biên trong dịp Lễ 30/4 và 1/5 nhân kỉ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) đang tăng cao và các đường tour du lịch đến Điện Biên hiện đã kín chỗ. Vì vậy, hầu hết các công ty du lịch đã có thông báo ngưng nhận khách.

Doanh nghiệp du lịch khóa sổ tour đi Điện Biên

TIN MỚI

Return to top