ClockThứ Tư, 11/03/2020 05:45
Di dời dân cư khu vực I Kinh thành Huế:

Hoàn tất việc tháo dỡ nhà cửa trước ngày 20/3

TTH - Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng Khu vực I di tích Kinh thành Huế đợt 1 (giai đoạn 1) đang đi đến giai đoạn cuối khi hàng trăm hộ dân ở 4 phường nội thành lần lượt tháo dỡ nhà cửa, thu xếp đồ đạc chuyển đến nơi ở mới để bàn giao mặt bằng phục vụ công tác tôn tạo và chỉnh trang di tích.

Khởi công 25 nhà ở cho hộ nghèo thuộc đề án di dời dân cư khu vực I Kinh thành HuếBàn giao đất thực địa cho người dân thuộc diện di dân khu vực I Kinh thành HuếTập trung hỗ trợ 152 hộ khó khăn thuộc dự án Di dời dân cư khu vực I Kinh thành Huế

Nhiều hộ dân đã tranh thủ tháo dỡ nhà cửa sớm để tận dụng các vật dụng cũ

Đồng loạt di dân

Gia đình ông Nguyễn Nhàn và 2 người con là Nguyễn Thị Bích Liên và Nguyễn Thanh San, trú tại tổ 19 phường Thuận Lộc, đã gắn bó hơn 40 năm tại mảnh đất này.

Do nằm trong diện di dời giải tỏa nên lâu nay, gia đình không thể cơi nới, sửa chữa nhà trong khi số nhân khẩu ngày càng tăng, nhà cửa ngày càng xuống cấp, dột nát.

Khi có thông báo di dời, ông Nhàn đã vận động các con và bà con xóm giềng thực hiện nghiêm túc việc di dời và nhận đất tái định cư để xây dựng nhà cửa.

Ông Nhàn chia sẻ: “Sau khi được cấp lại lô đất 100m2 tại Khu vực 2 Khu dân cư phía Bắc Hương Sơ để xây dựng nhà cửa và nhận bồi thường với số tiền 270 triệu đồng của Nhà nước, gia đình còn nhận được chi phí hỗ trợ thuê nhà 6 tháng trong thời gian chờ xây dựng nhà với mức 12 triệu đồng, hỗ trợ vận chuyển đồ đạc 5 triệu đồng và 10,5 triệu đồng tiền thưởng do tháo dỡ nhà trước thời hạn. Hiện, gia đình đã hoàn tất việc tháo dỡ và đang vận chuyển đến khu nhà trọ ở phường Hương Sơ để thuận tiện trong việc trông coi và giám sát công trình xây dựng nhà ở”.

Là một trong 4 phường có số hộ di dân lớn nhất với hơn 280 hộ và cũng là địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân tháo dỡ nhà cửa trước thời hạn, đến nay, phường Thuận Lộc có trên 100 hộ dân thực hiện việc tháo dỡ nhà cửa để bàn giao mặt bằng.

Theo Chủ tịch UBND phường Thuận Lộc Phan Thị Cúc, nhằm tạo điều kiện cho các hộ dân nhận tiền thưởng của Nhà nước theo khung chính sách bàn giao mặt bằng trước thời hạn quy định, từ đầu năm 2020 đến nay, phường thường xuyên đến các nhà dân để tuyên truyền, vận động và giải thích cho bà con về các khung chính sách, quyền lợi của bà con khi tháo dỡ nhà trước thời hạn. Vì vậy, đến nay trên địa bàn phường có trên 100 hộ dân tháo dỡ và bàn giao mặt bằng. Phường đang chỉ đạo các tổ trưởng tổ dân phố, cán bộ cơ sở xuống tận nhà dân để vận động các hộ còn lại nhằm hoàn tất việc tháo dỡ công trình trước ngày 20/3. Đối với các hộ nghèo, gia đình chính sách, neo đơn, phường chỉ đạo các đoàn thể hỗ trợ công tác tháo dỡ và sắp xếp đồ đạc để bà con thuận tiện trong qúa trình chuyển đến nơi ở mới.

Các vật dụng liên quan đến đời sống, sinh hoạt của người dân cũng được gói gém cẩn thận để vận chuyển đến nơi ở mới

Lên phương án dọn dẹp mặt bằng

Để trả lại mặt bằng sạch cho di tích Kinh thành Huế phục vụ công tác tôn tạo, phục hồi và chỉnh trang công trình, sau khi các hộ dân hoàn tất việc tháo dỡ nhà cửa, đồ đạc bàn giao mặt bằng, UBND TP. Huế chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất xây dựng kế hoạch dọn dẹp mặt bằng, triệt hạ công trình sau khi giải tỏa. UBND tỉnh đã làm việc với Tư lệnh Quân khu 4 và đơn vị đã thống nhất hỗ trợ công tác rà phá bom mìn toàn bộ khu vực này.

Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất Nguyễn Anh Tuấn thông tin, sau khi hiện thực xong công tác rà phá bom mìn, trung tâm sẽ thực hiện kế hoạch dọn dẹp vệ sinh bằng cách phân loại các nguồn rác, trong đó rác sinh hoạt sẽ đưa thẳng đến nhà máy xử lý rác thải, rác thải xây dựng triệt hạ từ các công trình sẽ có phương tiện cơ giới vận chuyển đến tập kết cho các doanh nghiệp tái tạo làm vật liệu xây dựng.

Theo ông Tuấn, để hạn chế thấp nhất các khoản chi phí trong quá trình dọn dẹp vệ sinh môi trường, thành phố sẽ huy động các lực lượng vũ trang, công an, bộ đội, đoàn thanh niên, các cơ quan trường học và UBND các phường tổ chức thực hiện thu gom rác ngay tại nguồn dựa trên tinh thần ra quân Ngày Chủ nhật xanh, đồng thời tìm kiếm các đơn vị thực hiện mô hình xã hội hóa trong thu gom và tận dụng phế liệu.

Cùng với việc di dân (đợt 1) với trên 500 hộ dân tại 4 phường nội thành, hiện UBND TP. Huế đang đẩy nhanh tiến độ dự án di dân (đợt 2). Trong đó, các khung chính sách đợt 2 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và thực hiện trong 2 năm 2020- 2021. Trong đó, năm 2020 sẽ di dời dân khu vực Eo Bầu, 2021 di dời dân Tuyến phòng lộ và Hộ thành hào, hoàn tất công tác di dời trước ngày 31/12/2020 với khoảng 2.400 hộ.

Bài, ảnh: THANH HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bí quyết từ cụm dân cư ba năm không sinh con thứ ba

Năm 2023, toàn tỉnh có 4 cụm dân cư duy trì ba năm liền không sinh con thứ ba trở lên được UBND tỉnh khen thưởng. Trong số này, huyện Quảng Điền có 2 thôn và huyện Phong Điền có 2 thôn làm tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ).

Bí quyết từ cụm dân cư ba năm không sinh con thứ ba
Vàng son một thuở

Lần đầu tiên, hơn 100 tài liệu có lưu hình dấu và bút tích ngự phê cùng nhiều hình ảnh về câu chuyện xây dựng Kinh thành Huế được tái hiện sinh động qua triển lãm ngay trên chính khu vực Kỳ đài, Thượng thành, Kinh thành Huế.

Vàng son một thuở
“Kinh thành Huế - dấu xưa còn lại”

Là chủ đề của Triển lãm do Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế phối hợp cùng Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1 tổ chức chiều 17/1 tại Quảng trường Ngọ Môn, Đại Nội. Tham dự, có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phan Ngọc Thọ; lãnh đạo các sở, ngành cùng đông đảo du khách tham quan di tích Huế.

“Kinh thành Huế - dấu xưa còn lại”

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top