Hội đồng Bảo an LHQ họp khẩn về căng thẳng Israel-Palestine
TTH.VN - Hôm nay (16/10), các thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) triệu tập cuộc họp khẩn cấp để thảo luận về hàng loạt vụ bạo lực gần đây giữa Israel và Palestine, khiến ít nhất 39 người thiệt mạng trong hai tuần qua.
Cuộc họp khẩn cấp được tổ chức theo yêu cầu của Jordan, một thành viên Hội đồng Bảo an. Trong tuần qua, các quan chức Jordan đã nhiều lần cảnh báo việc Israel liên tục có hành động khiêu khích nhắm mục tiêu vào người Palestine.
![]() |
Người Palestine đụng độ với binh sĩ Israel tại Bethlehem, phía nam Khu Bờ Tây ngày 15/10. Ảnh: AFP |
Đại sứ Palestine tại LHQ Riyad Mansour cho biết, Hội đồng Bảo an có trách nhiệm liên quan đến tình hình, mà theo ông là đang "rất nghiêm trọng”; đồng thời kêu gọi hành động ngay lập tức của LHQ để nhanh chóng dập tắt bạo lực.
Theo một nhà ngoại giao giấu tên tại LHQ, hiện chưa có giải pháp nào được thông qua, nhưng Hội đồng có thể ban hành một tuyên bố nhằm kêu gọi hai bên kiềm chế bạo lực; bên cạnh đó, “tất cả các phương án lựa chọn đã được vạch ra”.
32 người Palestine và 7 người Israel, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em thiệt mạng trong hai tuần xung đột đổ máu. Đây được xem là bất ổn nghiêm trọng nhất trong năm giữa Palestine và Israel. Tình hình căng thẳng hai nước gia tăng kể từ ngày 3/10, khi 2 người Israel bị 1 thanh niên Palestine giết hại tại khu Thành cổ Jerusalem, làm dấy lên các cuộc tấn công trả đũa và nhiều hoạt động trấn áp của lực lượng an ninh Israel.
Theo phát ngôn viên của LHQ Stephane Dujarric, Tổng Thư ký Ban Ki-moon “nhận định rằng, việc sử dụng vũ lực của lực lượng an ninh Israel rõ ràng là quá mức, gây căng thẳng và làm trầm trọng thêm tình hình, dẫn tới vòng luẩn quẩn của cuộc xung đột đổ máu không cần thiết”.
Hoa Kỳ, đồng minh lâu năm và thường bảo vệ Israel trước 15 thành viên của Hội đồng Bảo an tỏ ra ngần ngại, trước những đề nghị lên án hành động của Israel nhằm vào người Palestine.
Lê Thảo (lược dịch từ Reuters & PressTV)
- Việt Nam có thể chiếm 4% tổng xuất khẩu điện tử toàn cầu vào năm 2025 (19/04)
- Nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ đạt mức tiền đại dịch vào năm 2021 (19/04)
- Nhật Bản: Xuất khẩu đạt mức tăng lớn nhất kể từ cuối năm 2017 (19/04)
- Philippines ban hành cảnh báo đối với siêu bão Surigae (19/04)
- Ấn Độ thực thi một loạt biện pháp đối phó số ca Covid-19 tăng nhanh (19/04)
- Ô nhiễm nhựa ngày càng đáng báo động (18/04)
- Indonesia xây dựng thủ đô mới là thành phố thông minh kiểu mẫu (18/04)
- Thách thức và cơ hội để trở thành điểm đến bền vững, nhìn từ Singapore (18/04)
-
Philippines ban hành cảnh báo đối với siêu bão Surigae
- Nhật Bản: Xuất khẩu đạt mức tăng lớn nhất kể từ cuối năm 2017
- Nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ đạt mức tiền đại dịch vào năm 2021
- Ấn Độ thực thi một loạt biện pháp đối phó số ca Covid-19 tăng nhanh
- Ô nhiễm nhựa ngày càng đáng báo động
- Thách thức và cơ hội để trở thành điểm đến bền vững, nhìn từ Singapore
- Châu Á là khu vực đắt đỏ nhất thế giới đối với người giàu
- Thái Lan tiếp tục ghi nhận hơn 1.500 ca nhiễm COVID-19 mới hàng ngày
- WHO kêu gọi ngừng buôn bán động vật có vú hoang dã tại các chợ thực phẩm
- Nga đề xuất xóa nợ cho các nước nghèo và kém phát triển thời Covid-19
-
Nga đề xuất xóa nợ cho các nước nghèo và kém phát triển thời Covid-19
- Ngoại trưởng Pháp thăm Ấn Độ, công bố tham gia Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
- Châu Á là khu vực đắt đỏ nhất thế giới đối với người giàu
- Nhật Bản cho phép xả nước thải của nhà máy Fukushima ra biển
- Một năm sau khi đại dịch bùng phát, kinh tế toàn cầu sẵn sàng phục hồi đồng bộ
- Pháp tư vấn tâm lý miễn phí cho trẻ em và thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
- Mỹ có kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD thúc đẩy ngành bán dẫn
- Europol: COVID-19 và vấn nạn ma tuý đẩy châu Âu đến “điểm tới hạn”
- Mỹ rút quân khỏi Afghanistan: “Đã đến lúc chấm dứt cuộc chiến mãi mãi”
- Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước thao túng tiền tệ