Thế giới Thế giới
Hội nghị Hiệp ước Toàn cầu 2016 thúc đẩy phát triển bền vững
Ngày 22/6, Hội nghị Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Hiệp ước Toàn cầu 2016 đã chính thức khai mạc tại trụ sở Liên hợp quốc ở thành phố New York (Mỹ).
![]() |
Tổng thư ký Ban Ki-moon. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Hội nghị có sự tham gia của hơn 1.000 nhà lãnh đạo doanh nghiệp, tài chính, xã hội dân sự, giới học thuật nhằm thúc đẩy các biện pháp, chiến lược kinh doanh phù hợp và hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Hội nghị Thượng đỉnh Các nhà lãnh đạo Hiệp ước Toàn cầu Liên hợp quốc 2016 (2016 UN Global Compact Leaders Summit) diễn ra trong hai ngày 22-23/6 nhằm khởi động hành động kinh doanh trên toàn cầu đáp ứng các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) đã đề ra trong Chương trình Phát triển Bền vững tới năm 2013 của Liên hợp quốc.
Hiệp ước Toàn cầu Liên hợp quốc (UN Global Compact) là sáng kiến kinh doanh bền vững lớn nhất thế giới của Liên hợp quốc nhằm hỗ trợ cho các công ty triển khai công việc kinh doanh một cách có trách nhiệm thông qua việc gắn các chiến lược kinh doanh và hoạt động của họ với 10 nguyên tắc về quyền con người, lao động, môi trường, chống tham nhũng; và thực hiện các hành động chiến lược nhằm thúc đẩy các mục tiêu xã hội rộng lớn hơn.
Tại hội nghị năm nay, Hiệp ước Toàn cầu Liên hợp quốc đưa ra một chiến lược mới, dự kiến kéo dài trong năm năm, có tên gọi “Making Global Goals Local Business” (tạm dịch là "đưa các mục tiêu toàn cầu tới cấp địa phương”) nhằm thúc đẩy nhận thức của các doanh nghiệp cũng như các hoạt động hỗ trợ mục tiêu hoàn thành các SDG vào năm 2030.
Một số thành tố chủ chốt của chiến lược mới này bao gồm việc tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Các lãnh đạo hàng năm, triển khai Chương trình Những người Tiên phong thực hiện SDG, lập các Kế hoạch Hành động SDG Mạng lưới Địa phương,…
Phát biểu tại lễ khai mạc hội nghị, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nhấn mạnh rằng việc đạt được các mục tiêu trong Chương trình Phát triển Bền vững 2030 đòi hỏi phải tìm ra những cách thức sống mới nhằm chấm dứt những khổ đau, phân biệt đối xử đồng thời mở rộng cơ hội cho hàng tỷ người dân trên toàn cầu.
Do đó, ông Ban Ki-moon kêu gọi tất cả những người có trách nhiệm, từ các nhà lãnh đạo các nước cho tới các giám đốc điều hành, từ các nhà giáo dục cho tới các nhà từ thiện, hợp tác với nhau để hình thành các đối tác sâu sắc hơn, rộng lớn hơn.
Ông cũng khẳng định tất cả các doanh nghiệp, ở mọi nơi trên thế giới, cần phải đóng một vai trò trong việc cải thiện thế giới./.
Theo Vietnam+
- Mối lo lạm phát đè nặng châu Á (04/07)
- Xả súng ở thủ đô Đan Mạch: 3 người chết, một nghi phạm bị bắt (04/07)
- Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch (03/07)
- 'Cơn bão tài chính mới' liệu có ập tới các nước châu Á? (03/07)
- WHO phát cảnh báo "khẩn cấp" về đậu mùa khỉ (02/07)
- Mỹ nhấn mạnh vai trò của hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (02/07)
- Đông Nam Á và tiến trình chuyển đổi năng lượng sạch (02/07)
- Du lịch phục hồi - hàng không toàn cầu “đau đầu” vì thiếu nhân lực (02/07)
-
Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
-
EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035
- World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70%
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Ngân hàng Thế giới thành lập Quỹ phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch
- Việt Nam tăng 39 bậc chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới
- Du lịch phục hồi - hàng không toàn cầu “đau đầu” vì thiếu nhân lực