Thế giới

IFPMA: Sẽ có đủ vắc xin COVID-19 cho dân số toàn cầu vào cuối năm 2021

ClockThứ Tư, 08/09/2021 10:09
Ngày 7-9, Liên đoàn các nhà sản xuất và Hiệp hội Dược phẩm quốc tế (IFPMA) cho biết sẽ có đủ liều vắc xin COVID-19 vào cuối năm nay để cung cấp cho dân số toàn cầu.

Đáp ứng cam kết, hỗ trợ sản xuất vaccine COVID-19 trong khu vựcĐến cuối năm, các nước giàu có thể dư 1,2 tỷ liều vaccine COVID-19Mỹ đầu tư 3 tỷ USD vào chuỗi cung ứng vaccine ngừa COVID-19Biến thể Delta làm phá sản “giấc mơ” miễn dịch cộng đồng

Cuối năm 2021, toàn cầu sẽ có 12 tỉ liều vắc xin COVID-19 - Ảnh: REUTERS

Ông Thomas Cueni - đứng đầu IFPMA - thừa nhận có khoảng cách lớn về tỉ lệ tiêm chủng giữa các nước giàu và nghèo, song cho biết trong tháng 9, toàn cầu sẽ đạt ngưỡng sản xuất 7,5 tỉ liều vắc xin.

Theo Hãng tin AFP, tại các nước giàu, khoảng 70% dân số trưởng thành đã tiêm đủ hai liều vắc xin. Trong khi đó, con số này ở các nước châu Phi chỉ là khoảng 6%.

Công ty phân tích dữ liệu Airfinity (Anh) cho biết khoảng 1,5 tỉ liều vắc xin được sản xuất mỗi tháng. Dự kiến, vào cuối năm 2021, sản lượng liều vắc xin COVID-19 trên toàn cầu sẽ đạt ngưỡng 12 tỉ liều.

Theo Airfinity, điều này có nghĩa là thậm chí nếu các nước giàu muốn tiêm vắc xin cho mọi người từ 12 tuổi trở lên, thế giới vẫn sẽ có ít nhất 1,2 tỉ liều để phân phối cho các nước nghèo.

"Điều này cũng có nghĩa là việc chính phủ các nước đang dự trữ nhiều liều vắc xin phòng trường hợp thiếu hụt sẽ không còn cần thiết nữa", ông Cueni cho biết.

IFPMA nói tính đến giữa năm 2022, thế giới có thể có tới 24 tỉ liều vắc xin, tức lớn hơn nhiều so với nhu cầu tiêm chủng cho dân số toàn cầu.

Ông Albert Bourla - đứng đầu Công ty dược Pfizer (Mỹ) - khẳng định giá thành vắc xin không phải là vấn đề. Ông Bourla cho biết công ty sẽ điều chỉnh giá vắc xin tùy theo sức mạnh của nền kinh tế mỗi nước.

Trong khi đó, ông Paul Stoffels - giám đốc khoa học của Hãng dược Johnson & Johnson (Mỹ) - nói việc dỡ bỏ bằng sáng chế cũng không phải là vấn đề hiện nay.

"Hiện nay, tất cả là nhằm tối ưu hóa năng lực sản xuất vắc xin của những công ty biết cách sản xuất chúng", ông Stoffels cho biết.

"Nếu chúng tôi mất 18 tháng để nâng cấp năng lực sản xuất ở các nhà máy hiện có. Những công ty khác sẽ phải mất thời gian nhiều hơn và điều đó không giúp ích cho việc sản xuất", ông Stoffels nói thêm.

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não

Trong một động thái lịch sử, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây cho biết, Nigeria đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai loại vaccine 5 trong 1 mới “mang tính cách mạng” chống viêm màng não, nhằm bảo vệ con người, chống lại 5 chủng vi khuẩn não mô cầu chính là A, C, W, Y và X.

Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não
Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, với chi phí đầu vào đắt đỏ và đầu ra vẫn còn chưa phổ dụng thì cần có chính sách kích cầu cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Return to top