IMF: Phí khí thải carbon là công cụ chống biến đổi khí hậu
TTH.VN - Phát biểu trong một tuyên bố hôm qua (25/11), Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde cho biết, phí khí thải carbon nên trở thành công cụ quan trọng trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu.
Tuyên bố của bà Lagarde được đưa ra ngay trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh chống Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP21) tại thủ đô Paris (Pháp), dự kiến diễn ra từ ngày 30/11 đến hết ngày 11/12, trong đó sẽ tập trung vào sự nóng lên toàn cầu và tìm kiếm những giải pháp để giảm khí thải nhà kính. Đây là một trong những hội nghị quốc tế lớn nhất về khí hậu từng diễn ra trong lịch sử thế giới, với sự tham gia của hơn 190 quốc gia.
![]() |
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde. Ảnh: Flickr |
“Việc áp đặt chi phí lên khí thải carbon nên là trung tâm của nỗ lực giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, việc lựa chọn các hình thức phù hợp và thiết kế cho phù hợp với điều kiện quốc gia là vấn đề then chốt nhằm đạt mục tiêu giảm thiểu khí thải nhà kính đến mức thấp nhất”, bà Lagarde nói thêm.
Tổng Giám đốc IMF cũng lưu ý rằng, biến đổi khí hậu sẽ có tác động kinh tế đáng kể đối với nhiều quốc gia, nhất là những quốc gia có thu nhập thấp và các quốc đảo nhỏ.
“Chính sách kinh tế vĩ mô của những quốc gia này sẽ phải được điều chỉnh để thích ứng với những cú sốc thời tiết thường xuyên hơn”, bà Lagarde chỉ ra.
Bên cạnh đó, người đứng đầu IMF nhấn mạnh rằng, biến đổi khí hậu đang đặt ra những rủi ro đáng kể cho nền kinh tế vĩ mô và đòi hỏi các nước phải có những chính sách phản ứng phù hợp, và IMF sẽ hợp tác với các tổ chức quốc tế nhằm xây dựng khung đánh giá rủi ro và khả năng phục hồi.
Thanh Ngân (lược dịch từ RT & Sputniknews)
- Cần tiếp tục hành động khẩn cấp để ngăn chặn khủng hoảng lương thực và dinh dưỡng (09/02)
- Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7 (09/02)
- Tiền gửi tiết kiệm của dân Trung Quốc bằng GDP 8 nước ASEAN (09/02)
- Ấn Độ cân nhắc gia hạn lệnh cấm xuất khẩu lúa mỳ (09/02)
- WHO: Cần chuẩn bị, dù nguy cơ đối với con người từ cúm H5N1 vẫn còn thấp (09/02)
- Thương mại hàng hóa Mỹ-Trung đạt mức cao kỷ lục trong năm 2022 (08/02)
- Dự báo sản lượng khí đốt tự nhiên của Mỹ năm 2023 cao kỷ lục (08/02)
- Hàn Quốc công bố kế hoạch thúc đẩy hợp tác giữa hai miền Triều Tiên (08/02)
-
Cần tiếp tục hành động khẩn cấp để ngăn chặn khủng hoảng lương thực và dinh dưỡng
- Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
- Tiền gửi tiết kiệm của dân Trung Quốc bằng GDP 8 nước ASEAN
- Ấn Độ cân nhắc gia hạn lệnh cấm xuất khẩu lúa mỳ
- WHO: Cần chuẩn bị, dù nguy cơ đối với con người từ cúm H5N1 vẫn còn thấp
- Thương mại hàng hóa Mỹ-Trung đạt mức cao kỷ lục trong năm 2022
- Hàn Quốc công bố kế hoạch thúc đẩy hợp tác giữa hai miền Triều Tiên
- Dự báo sản lượng khí đốt tự nhiên của Mỹ năm 2023 cao kỷ lục
- Thổ Nhĩ Kỳ ban bố tình trạng khẩn cấp sau vụ động đất chết người
- Động đất Thổ Nhĩ Kỳ-Syria: Hơn 7.800 người thiệt mạng, Thổ Nhĩ Kỳ ban bố tình trạng khẩn cấp
-
UNICEF: 8 xu hướng sẽ tác động đến trẻ em trong năm 2023
- Chặng đường đồng hành Việt-Lào in đậm dấu ấn của ĐCS Việt Nam
- Nhật Bản nới lỏng quy định phòng dịch COVID-19 tại các sự kiện đông người
- Vụ lật tàu đánh cá tại Hàn Quốc: Có 2 công dân Việt Nam mất tích
- Các địa phương Việt Nam tăng hợp tác với thành phố Saintes của Pháp
- ASEAN và Ấn Độ thông qua kế hoạch công tác du lịch 2023-2027
- Việc tái thiết ngọn tháp của Nhà thờ Đức Bà (Paris) sẽ hoàn thành vào cuối năm
- WHO cảnh báo nạn nhân động đất có thể lên 20.000 người, các nước đua cứu trợ
- Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Sẽ không có nguy cơ suy thoái kinh tế
- EU có thể tài trợ 50% cho đường ống dẫn khí giữa Tây Ban Nha và Pháp