Thế giới

IS phải gánh chịu khó khăn tài chính

ClockChủ Nhật, 06/12/2015 15:41
TTH.VN - Theo một bài viết được đăng tải trên Sputnik hôm nay (6/12), IS đang phải trải qua những khó khăn về tài chính sau khi bị mất kiểm soát trên các lãnh thổ rộng lớn ở Syria và Iraq.


Thu nhập từ dầu mỏ phi pháp của IS giảm mạnh trong thời gian gần đây. Ảnh: Echo

"Một vấn đề mà chúng phải đối mặt là phần lớn thu nhập trong 2 năm qua thông qua các cuộc xâm lược, tịch thu và tống tiền... đều không bền vững", Quinn Mecham, một trợ lý giáo sư về khoa học chính trị tại Đại học Brigham Young nói, theo trích dẫn của tờ The Washington Post. "Và giờ đây, chúng đang mất dần các lãnh thổ đã xâm chiếm trước đó, khiến việc tiếp tục bòn rút lợi nhuận gặp nhiều khó khăn".

Số liệu về tình hình tài chính của IS khá mơ hồ, tuy nhiên, đây được coi là tổ chức khủng bố giàu nhất trên thế giới theo hầu hết các ước tính. Các chuyên gia nhận định, thu nhập hàng ngày của IS từ việc mua bán dầu bất hợp pháp khoảng 3 triệu USD. Hiện nay, tình hình đã có nhiều thay đổi do cơ sở hạ tầng của chúng bị hư hại nghiêm trọng bởi các cuộc không kích.
Kể từ khi Nga bắt đầu thực hiện chiến dịch không kích chống lại IS theo yêu cầu của Chính phủ Syria vào ngày 30/9 vừa qua, mục tiêu nhằm vào các khu vực sản xuất dầu mỏ chủ chốt của nhóm này, ngành thương mại dầu mỏ phi pháp của chúng đã giảm 50%. Các máy bay chiến đấu của Anh cũng đã vào cuộc và bắt đầu đánh bom các mục tiêu của IS ở Syria hôm 3/12.
Nhà phân tích khủng bố Colin P. Clarke cho biết, ông hy vọng nguồn tài chính của IS sẽ phải chịu nhiều tốn thất hơn nữa khi các cuộc không kích được tăng cường. "Sẽ không dễ nhìn thấy những hậu quả ngay lập tức, nhưng để giữ cho các hoạt động được tiếp tục, có khả năng bọn chúng phải giảm các khoản thanh toán và số lượng người làm việc cho chúng", ông Clarke phân tích thêm.
Theo nhà phân tích cấp cao về Trung Đông từ Nhóm Thông tin Jane’s Columb Strack, IS đã cắt giảm tiền lương của các chiến binh từ 400 USD xuống còn 300 USD mỗi tháng.
Sau khi lực lượng người Kurd chiếm lại phần lớn lãnh thổ, nhóm khủng bố IS đã gia tăng gánh nặng thuế trên vùng lãnh thổ mà chúng vẫn đang kiểm soát, với dân số từ 6 đến 9 triệu người.
IS chiếm lãnh thổ rộng lớn ở Iraq và Syria vào năm 2014, tìm cách thiết lập một “đế chế Hồi giáo” (Caliphate), cai trị bởi nhưng điều luật hà khắc của Sharia. Bọn chúng đang cố gắng mở rộng tầm ảnh hưởng của mình và chiến đấu chống lại chính quyền chính thức của các nước trong khu vực Trung Đông và lan rộng sang cả những nước khác.
Bảo Nghi (lược dịch từ Sputnik)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Return to top