ClockThứ Sáu, 12/01/2018 08:47

Không bôi trơn

TTH - Nhưng thực tế lại không trơn tru, minh bạch như vậy. Ban đầu việc “bôi trơn” chỉ là cá biệt, nhằm được bỏ qua các thiếu sót về giấy tờ, thủ tục, được giải quyết nhanh chóng…

Phát động phong trào “Doanh nghiệp nói không với chi phí bôi trơn” là đề nghị của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại hội nghị tổng kết công tác tài chính- ngân sách nhà nước năm 2017, triển khai nhiệm vụ tài chính- ngân sách năm 2018 diễn ra ngày 8/1 vừa qua. Điều này không chỉ chung sức cùng tài chính dẹp bỏ hiện tượng tiêu cực, nhũng nhiễu, cán bộ thuế “đi đêm” với doanh nghiệp mà còn góp phần ngăn chặn tình trạng “bôi trơn” đang diễn ra ở hầu hết “cửa” mà doanh nghiệp phải qua…

“Chi phí bôi trơn” là biến tướng của các hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu, trục lợi của các cá nhân. Xét theo lẽ thông thường, chắc chắn chẳng cá nhân, doanh nghiệp nào lại tự nguyện chi tiền để được làm những điều luật pháp không cấm hoặc trong giao dịch các dịch vụ công. Bởi đã là dịch vụ công thì một bên là cung cấp dịch vụ- một bên là nhận dịch vụ và phải trả phí theo quy định. Hoặc, kinh doanh thì phải nộp thuế là chuyện đương nhiên, cứ theo khung mà áp mức thuế…

Nhưng thực tế lại không trơn tru, minh bạch như vậy. Ban đầu việc “bôi trơn” chỉ là cá biệt, nhằm được bỏ qua các thiếu sót về giấy tờ, thủ tục, được giải quyết nhanh chóng… Nhưng dần dà, nó ăn sâu vào nếp nghĩ, cách ứng xử của cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ ở mọi công đoạn kinh doanh, trong tất cả quá trình thực thi pháp luật. Thậm chí trở thành tệ nạn, theo kiểu “không khó làm cho khó mới có lót tay”. Chuyện “lót tay”, “bôi trơn” trở nên phổ biến, thậm chí trở thành tệ nạn, là nỗi ám ảnh, làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo số liệu một khảo sát năm 2016 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), có 31% doanh chi trả chi phí không chính thức trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính hải quan. Các khoản chi này được liệt vào mục “chi phí không chính thức” của các doanh nghiệp. Tuy là “chi phí không chính thức”, nhưng nó lại chính thức là một trong 10 tiêu chí đáng giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, nên vấn đề không còn là nhỏ.

Hiện nay, công tác cải cách thủ tục hành chính đang được được đẩy mạnh từ Trung ương đến địa phương, các bộ ngành. Các thủ tục hành chính được đơn giản hóa, quy trình giải quyết được niêm yết công khai. Bộ phận “một cửa” tiếp nhận và giải quyết hồ sơ nhanh gọn, không còn chuyện người dân, doanh nghiệp phải chạy vòng vòng hết cửa này đến cửa khác. Việc thực hiện Chính phủ điện tử, trong đó áp dụng việc khai thuế điện tử, hóa đơn điện tử, thông quan điện tử nên những cán bộ có thói nhũng nhiễu không còn cơ hội tiếp xúc với tiền, với doanh nghiệp để đòi chung chi, “lót tay”.

Như vậy, về cơ chế, chính sách, cải cách hành chính đã phát huy hiệu quả là công cụ hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu doanh nghiệp. Tuy vậy, để ngăn chặn, xóa bỏ nạn “bôi trơn”, chính các doanh nghiệp cũng cần vào cuộc, kiên quyết nói “không” với nạn “lót tay’, “bôi trơn” thì mới có thể xây dựng được chính quyền liêm chính, nền hành chính lành mạnh, phục vụ tốt cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân.

Hoàng Giang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vị thứ và thực chất

Tại Hội nghị triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 do Thường trực UBND tỉnh tổ chức ngày 3/1 vừa qua, một trong những nội dung được dư luận quan tâm là việc công bố kết quả đánh giá, xếp loại công tác cải cách hành chính năm 2017 của các sở, ban ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh.

Vị thứ và thực chất
Thẻ vàng, thẻ đỏ

Việc Ủy ban châu Âu (EC) vừa cảnh báo thẻ vàng đối với thủy sản của Việt Nam vì những nỗ lực của Việt Nam chưa đủ để chống nạn khai thác bất hợp pháp. Đây vừa là lời cảnh báo, vừa là thách thức đối với ngành khai thác, chế biến và xuất khẩu thủy sản của nước ta.

Thẻ vàng, thẻ đỏ
Đồng hành và sẻ chia

2017 là năm thứ 13 Ngày Doanh nhân Việt Nam được tổ chức. Đây là sự tôn vinh của Đảng, Nhà nước, Nhân dân đối với sự đóng góp của các doanh nghiệp, doanh nhân trong xây dựng và phát triển đất nước.

Đồng hành và sẻ chia
Lấy lại niềm tin

Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản ra đời giúp ngư dân hiện thực hóa giấc mơ đóng tàu lớn, hiện đại để vươn khơi bám biển dài ngày, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Lấy lại niềm tin
Thi để tuyển...

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt quan tâm đến công tác cán bộ. Người khẳng định: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”.

Thi để tuyển
Return to top