ClockThứ Bảy, 04/09/2021 12:13

Kinh tế tư nhân ngày càng quan trọng

Chính sách kinh tế có hiệu lực từ tháng 8/2021

Chúng ta có thể nhìn thấy điều này, ít nhất trên các khía cạnh sau: Tỷ trọng đầu tư của doanh nghiệp (DN) và người dân tăng (nói chung là khu vực đầu tư ngoài Nhà nước); năng suất lao động tăng và kéo theo là đóng góp ngân sách tăng. Các yếu tố này đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đưa quy mô nền kinh tế “nở ra” lớn hơn. Từ đó nó tác động ngược lại nhiều mặt phát triển xã hội.

Trong báo cáo của UBND tỉnh đánh giá thực hiện nhiệm vụ  kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020 và kế hoạch 2021 - 2025 cho thấy, trong khi đầu tư từ nguồn ngân sách ngày càng giảm, chủ yếu là thực hiện nhiệm vụ đầu tư hạ tầng giao thông, công trình công cộng và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội thì đầu tư tư nhân tăng đáng kể. Chính nguồn vốn đầu tư tư nhân, mà chủ yếu tập trung cho kinh tế nên chúng ta thấy miếng bánh kinh tế nở ra to thêm. Chính là nhờ xác định mục tiêu đầu tư đúng, đưa năng suất lao động tăng lên đáng kể; quản lý vận hành đồng vốn hiệu quả. Điều này thể hiện, tỷ trọng đầu tư/GDP giảm. Số liệu trong báo cáo nêu trên cho biết, nếu giai đoạn 2011 -2015, tỷ trọng vốn/GDP là 46,4% thì giai đoạn 2016 -2020 chỉ còn 43,1%. Nghĩa là được hiểu, hiệu suất vốn đầu tư giai đoạn trước không hiệu quả bằng giai đoạn sau.

Về năng suất lao động cũng được ghi nhận là tăng đáng kể. Tỷ lệ năng suất các yếu tố tổng hợp giai đoạn sau (2016 -2020) là 39,4% so với chỉ có 26,3% giai đoạn trước đó (2011 - 2015). Năng suất lao động bình quân/người tính đến năm 2020 tăng 1,6 lần, đạt khoảng 4.000 USD.

Kinh tế tư nhân chẳng những quản lý hiệu quả đồng vốn đầu tư, tăng đáng kể năng suất lao động như trên đã nêu mà còn tạo ra sức lan tỏa cho nền kinh tế. Các loại hình kinh tế đều tăng về số lượng và quy mô đầu tư. Đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có trên 6.000 DN hoạt động, tăng hơn 2.000 DN so với năm 2015. Quy mô vốn trên mỗi DN tăng gấp 4 lần, bình quân 10 tỷ đồng/DN. Chính sự tham gia mạnh mẽ của khối DN tư nhân trong nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài mà một lượng hàng hóa ở Thừa Thiên Huế cũng đi xa hơn, tích cực tham gia vào lĩnh vực xuất khẩu. Số liệu cho biết, hàng hóa đã có mặt trên 43 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhiều nhất là thị trường Hoa Kỳ (50%) và EU (14%). Tuy vậy, con số tuyệt đối về kim ngạch xuất khẩu của Thừa Thiên Huế đến thời điểm hiện tại được xem là còn nhỏ, đến cuối năm 2020 chỉ đạt hơn 857 triệu USD. Hàng hóa của chúng ta đã đi xa hơn, nhưng đi cùng với xuất khẩu tăng thì nhập khẩu nguyên liệu cũng tăng (chủ yếu là ngành dệt may) nên xét về bản chất, chủ yếu đây vẫn là một nền công nghiệp gia công.

Một điểm nữa ghi nhận sự đóng góp của khối kinh tế tư nhân, đó là góp phần rất lớn vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm cho người lao động. Giai đoạn 2016 - 2020, Thừa Thiên Huế có mức tăng trưởng kinh tế bình quân cao hơn cả nước (6,19% so với 5,99%). Nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động là 602 ngàn người thì đã có 593,5 ngàn người có việc làm, tỷ lệ thất nghiệp chỉ từ 2 -3%.

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang là thách thức đối với du lịch Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế. Thừa Thiên Huế xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, để phát triển du lịch, phải đặc biệt quan tâm phát triển nguồn nhân lực.

Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực
Quyết định các vấn đề quan trọng của tỉnh

Trong năm qua, nhiều hoạt động của HĐND tỉnh đã tạo cơ sở, nền tảng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Đặc biệt, HĐND tỉnh đã ban hành hơn 150 nghị quyết (NQ), đó là những nội dung xuất phát từ nhu cầu thực tiễn.

Quyết định các vấn đề quan trọng của tỉnh
Hợp tác toàn cầu rất quan trọng để chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia

Trong bài phát biểu trước Hội đồng Bảo An Liên Hiệp quốc, Tổng Thư ký Antonio Guterres kêu gọi các nước tăng cường hợp tác, thượng tôn pháp luật và triển khai nỗ lực phòng ngừa chống lại “mối đe dọa xấu xa đối với hòa bình, an ninh và phát triển bền vững” đang hoành hành ở khắp mọi nơi, bao gồm cả không gian mạng của tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.

Hợp tác toàn cầu rất quan trọng để chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia
Return to top