ClockThứ Năm, 22/10/2015 14:06

“Chẩn bệnh” cho đất

TTH - Kết thúc mùa vụ, các mầm bệnh thường ẩn trú trong đất, cỏ, các bào tử nảy nở, bay trong môi trường, khi gặp điều kiện thuận lợi các bệnh sẽ phát triển… Nhiều diện tích đất trồng lúa ở các vùng ven biển, đầm phá do nhiễm phèn, mặn, sâu bệnh thường gây hại nặng nên người dân đành bỏ hoang, gây lãng phí.
Những vùng đất chua, mặn chỉ được cấy m

Cần có kiến thức nhận biết

Mấy năm gần đây, sâu bệnh xuất hiện trên lúa đã trở thành quy luật. Trong vụ đông xuân thường xuất hiện các loại sâu bệnh đạo ôn, khô vằn, lem lép hạt, sâu keo, cuốn lá nhỏ, rầy, nhện gié. Vụ hè thu chủ yếu các sâu bệnh bọ trĩ, cuốn lá, đục thân, rầy nâu, khô vằn…

Phó Bí thư Đảng ủy xã Quảng Công (Quảng Điền) Võ Đông Thi cho biết, trên địa bàn có đến hàng chục ha lúa bị nhiễm chua phèn, năng suất, chất lượng sản phẩm rất thấp. Một số diện tích sản xuất không hiệu quả phải bỏ hoang... Đây là thực trạng chung của các địa phương vùng ven biển, đầm phá trên địa bàn.

Các chuyên gia nông nghiệp cho rằng, các loại sâu bệnh thường phát triển mạnh trên những vùng đất nghèo dinh dưỡng, vùng đất xấu, nhiễm phèn, mặn. Trong quá trình chăm sóc, bón phân không hợp lý, không bón vôi để sát trùng thì lúa kém phát triển, các mầm bệnh sẽ ký vào và phát triển, lây lan diện rộng. Các chân đất vùng cao, nhiều cồn mồ, cây cối, cỏ dại rất thuận lợi cho các loại sâu bệnh ký sinh. Điều dễ thấy trong những năm gần đây, lũ lụt ít, không có khả năng tẩy rữa môi trường nên thường xảy ra các loại sâu bệnh phá hại mùa màng.

Bệnh trong đất sẽ ảnh hưởng rất lớn trong quá trình sản xuất, năng suất và chất lượng sản phẩm thấp nếu không có biện pháp xử lý. Nông dân phải có kiến thức, kỹ năng nhận biết. Chẳng hạn như các vùng đất nhiễm chua phèn, đất trong đồng ruộng có màu đỏ gạch, nước rất trong. Đây chính là yếu tố khiến rễ cây rất khó phát triển, không hấp thụ dinh dưỡng nên dễ xảy ra các loại sâu bệnh. Đối với đất nhiễm mặn, lớp muối có màu trắng nổi lên trên mặt đất, cây không hút được dinh dưỡng dẫn đến vàng lá, cây khô héo dần và chết.

Khắc chế

Để hạn chế mầm bệnh từ đất đòi hỏi trong quá trình canh tác, người dân phải nắm vững các khâu kỹ thuật xử lý đất đai. Theo các chuyên gia nông nghiệp, trước khi gieo cấy, phải cày lật đất, làm ươm, đồng thời tăng cường bón vôi, phân lân nhằm cải tạo, tăng độ phì nhiêu cho đất. Đất phải được cày xới trước khi gieo cấy từ 20 đến 30 ngày để các loại cỏ phân hủy, các loại khí độc trong đất bốc lên, tạo cho đất tơi xốp và không nhiễm bệnh. Tùy thuộc vào điều kiện các vùng đất ở từng địa phương để cơ cấu các giống lúa phù hợp, có khả năng chống chịu các loại sâu bệnh, năng suất cao, như TH5, Khang dân, 4B, Xi23, HT1, Bắc thơm 7, NH6…

Một biện pháp nữa là tổ chức thời vụ gieo cấy tập trung, đảm bảo lúa trổ vào thời kỳ an toàn, sâu bệnh không có điều kiện phát triển thành dịch. Trong vụ đông xuân nên bố trí trổ từ ngày 15-20/4 và hè thu trổ từ ngày 20-25/7, đảm bảo thu hoạch từ ngày 20-25/8. Nếu lúa trổ không đồng đều thì các trà cuối thường bị sâu bệnh gây hại nặng, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng sản phẩm.

Với các vùng đất nhiễm chua phèn, người dân cần sử dụng vôi để cải tạo nhằm khử sắt, kiềm chế lượng sắt trong đồng ruộng. Đồng thời sử dụng phân lân (có 20% vôi) bón đồng ruộng để hạn chế và cải tạo chua phèn. Nông dân cần sử dụng các giống chống chịu chua phèn như Xi23, RVT và các giống gốc “OM”. Triển khai các biện pháp thau chua rửa phèn, bằng cách dẫn nước vào đồng ruộng, sau đó xổ nước ra ngoài. Đối với những vùng đất nhiễm mặn, sử dụng mạ để cấy, không gieo sạ, đồng thời triển khai các biện pháp thau chua, rửa mặn, đưa các giống lúa chịu mặn vào gieo cấy.

Bài, ảnh: Hoàng Triều
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố quyết định kiểm toán các dự án xây dựng cầu và đường ven biển

Ngày 2/5, Kiểm toán Nhà nước phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh tổ chức công bố quyết định kiểm toán Dự án (DA) thành phần 2: Cầu Nhật Lệ 3 (DA đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3, tỉnh Quảng Bình) và đường 2 đầu cầu (DA Tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh Thừa Thiên Huế và cầu qua cửa Thuận An).

Công bố quyết định kiểm toán các dự án xây dựng cầu và đường ven biển
Náo nức ra đồng thu hoạch lúa đêm

Trên những cánh đồng lộng gió mùa hè, một số nơi nông dân tranh thủ gặt lúa, gom lúa, trực canh lúa. Không khí mùa màng khi đêm về náo nức, rộn ràng không kém ban ngày.

Náo nức ra đồng thu hoạch lúa đêm
“Nuôi lớn” nhãn hiệu tập thể

Toàn tỉnh hiện có 72 văn bằng chứng nhận sử dụng nhãn hiệu tập thể (NHTT) được cấp cho các tổ chức, cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đây là con số không nhỏ, khẳng định sự phong phú, chất lượng cũng như tiềm lực phát triển các thương hiệu sản phẩm của Thừa Thiên Huế trên thị trường. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc cần làm sau khi có bằng chứng nhận để phát triển tài sản trí tuệ mang tính tập thể này.

“Nuôi lớn” nhãn hiệu tập thể
Return to top