ClockThứ Năm, 05/10/2017 10:39

63% người tiêu dùng khẳng định sẽ ưu tiên sử dụng hàng Việt

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã thực sự thay đổi thói quen mua sắm cũng như tư duy của doanh nghiệp.

Theo kết quả điều tra nghiên cứu dư luận xã hội do Viện Nghiên cứu dư luận xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương thực hiện cho thấy, 92% người tiêu dùng Việt Nam được hỏi đã khẳng định họ rất quan tâm đến hàng sản xuất trong nước, 63% người tiêu dùng khẳng định sẽ ưu tiên sử dụng hàng Việt, 54% người tiêu dùng khuyên người thân, bạn bè lựa chọn sử dụng hàng Việt khi mua sắm.

Thay đổi tâm lý tiêu dùng

Đa số người tiêu dùng Việt Nam cho rằng, chất lượng hàng hóa do các doanh nghiệp trong nước sản xuất đã được nâng lên rất nhiều kể từ khi có cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Mới đây, khi chia sẻ tại Chương trình “Nhận diện hàng Việt Nam-Tự hào hàng Việt Nam 2017” do Bộ Công Thương tổ chức, các doanh nghiệp, nhà quản lý cho rằng, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã thực sự thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam, đồng thời đã tạo động lực lớn cho các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như vị thế cạnh tranh.

92% người tiêu dùng Việt Nam đã khẳng định họ rất quan tâm đến hàng sản xuất trong nước. Ảnh minh họa: Internet

“Doanh nghiệp và người tiêu dùng gặp được nhau đã khó, giữ niềm tin của người tiêu dùng với sản phẩm của doanh nghiệp còn khó hơn. Muốn làm được điều này, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp phải tốt, đảm bảo. Chính vì thế các doanh nghiệp phải đầu tư cơ sở vật chất và dây truyền công nghệ, tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu”, ông Thành chia sẻ.Ông Đinh Văn Thành, Giám đốc Công ty Polyco cho biết, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã làm góp phần tạo nên làn sóng mua sắm hàng nội địa của người Việt khá mạnh mẽ. Từ đó, các doanh nghiệp lập tức phải nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng cho được nhu cầu của người tiêu dùng.

Cùng quan điểm tất cả vì người tiêu dùng Việt, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 cho biết, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng tinh tế hơn trong việc lựa chọn các sản phẩm thời trang, không đơn thuần chỉ chạy theo mốt như trước đây, dần loại bỏ tâm lý sính ngoại.

“Doanh nghiệp thiết kế các sản phẩm may mặc phục vụ người tiêu dùng theo xu hướng tinh tế hơn. Khi sản phẩm đã chinh phục được những khách hàng tinh tế trong nước sẽ không khó để làm hài lòng khách hàng tại thị trường nước ngoài”, bà Huyền tự hào cho biết.

Theo quan điểm của ông Đào Huy Giám, Tổng Thư ký Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam, đã đến lúc Việt Nam nên xây dựng chương trình kế hoạch phát triển hàng nội theo hướng chất lượng hàng hóa cao ngang bằng thậm chí cao hơn thị trường ngoại.

“Chúng ta chưa thể làm ở tất cả các mặt hàng nhưng có thể chọn lọc ở những nhóm hàng tiêu biểu, thế mạnh như thực phẩm, rau củ quả… làm sao một sản phẩm được người tiêu dùng Việt Nam chấp nhận là cơ sở để được người tiêu dùng thế giới chấp nhận”, ông Giám nói.

Doanh nghiệp không thể ‘ngồi im’

Sản phẩm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng luôn là mục tiêu chung của các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Chính vì thế, để làm được điều này, việc tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất, kinh doanh luôn là mong muốn của cộng đồng doanh nghiệp. Thời gian qua, Bộ Công Thương đã cắt giảm thủ tục hành chính nhằm giảm bớt khó khăn, góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho cộng đồng doanh nghiệp.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương - ông Đỗ Thắng Hải, với vai trò chức năng của mình, Bộ Công Thương tiếp tục chú trọng công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của người tiêu dùng cùng với những tiêu chí phù hợp để nhà sản xuất Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, tạo tiền đề giúp liên kết chặt chẽ giữa nhà sản xuất với nhà phân phối để đưa hàng hóa tới vùng sâu vùng xa.

Đại diện Bộ Công Thương cũng đề xuất, tham mưu cho Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm nâng cao phòng vệ thương mại, bảo vệ hàng hóa Việt Nam tại thị trường trong nước theo thông lệ quốc tế và các cam kết trong WTO.

Theo VOV

Cùng với các hoạt động xúc tiến thương mại, Bộ Bộ Thương còn kết nối cung cầu, hỗ trợ các doanh nghiệp đưa hàng Việt Nam về nông thôn, các khu công nghiệp, khu chế xuất cũng như tạo các hoạt động hỗ trợ hàng Việt vào các kênh phân phối hiện đại.

Bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch MTTQ Việt Nam cho rằng, thị trường trong nước đang phải đối diện với làn sóng hàng hóa ngoại nhập ngày một mạnh mẽ, đây chính là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong nước.

Trong bối cảnh đó, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cùng chương trình “Nhận diện hàng Việt” sẽ giúp người tiêu dùng nhận diện rõ ràng hơn các sản phẩm hàng Việt, từ đó đưa ra quyết định tiêu dùng một cách đúng đắn.

Theo bà Ánh, điểm quan trọng nhất của chương trình “Nhận diện hàng Việt Nam - Tự hào hàng Việt Nam” ngoài việc tạo ra tâm lý mua sắm, lựa chọn tiêu dùng hàng Việt của người tiêu dùng còn tạo ra động lực thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước tích cực đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo ra sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

88% người tiêu dùng Đông Nam Á dựa vào AI để quyết định mua hàng

Trong sách trắng đầu tiên về việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong thương mại điện tử tại Đông Nam Á, nền tảng thương mại điện tử Lazada cho biết, nghiên cứu mới của họ đã phát hiện ra phần lớn người tiêu dùng ở Đông Nam Á đang sử dụng AI để đưa ra quyết định mua hàng.

88 người tiêu dùng Đông Nam Á dựa vào AI để quyết định mua hàng
CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH NGÂN HÀNG:
Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ

Chuyển đổi số ngành ngân hàng đã và sẽ góp phần quan trọng kéo gần khoảng cách trong tiếp cận dịch vụ ngân hàng, nhất là các địa phương vùng sâu, vùng xa..., là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh với Thừa Thiên Huế Cuối tuần.

Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ
Chào mừng Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10
Khẳng định vị thế của doanh nhân, doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện đại

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang chuyển dịch theo xu hướng phát triển bền vững, các doanh nghiệp (DN) tại Thừa Thiên Huế cũng không ngừng đổi mới để bắt kịp thời đại. Ngày càng nhiều người tiêu dùng quan tâm đến các sản phẩm được sản xuất với quy trình bền vững, thân thiện với môi trường. Điều này tạo động lực cho các DN trong tỉnh khẳng định mình trên bản đồ kinh tế quốc gia và quốc tế.

Khẳng định vị thế của doanh nhân, doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện đại
Khẳng định vai trò của phụ nữ

“Dựa trên những kết quả của cuộc vận động xây dựng “Gia đình 5 không, 3 sạch”, mô hình “Gia đình 5 có, 3 sạch” được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TX. Hương Thủy triển khai ở mức độ cao hơn. Qua đó, khẳng định vai trò của phụ nữ, gia đình và tổ chức Hội trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Khẳng định vai trò của phụ nữ
Return to top