ClockThứ Hai, 17/10/2022 06:22

Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống Huế

TTH - Để bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề và làng nghề truyền thống (LNTT), TP. Huế đã và đang triển khai nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái, thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.

Tăng cường hợp tác, đẩy mạnh nhiều hoạt động văn hóa Pháp tại HuếNâng cao năng lực xây dựng thương hiệu và bán hàng cho sản phẩm truyền thống HuếGìn giữ đặc sản văn hóa làngĐưa giáo dục di sản, văn hoá và nghệ thuật truyền thống vào trường họcGiao hòa âm sắc truyền thống và hiện đại trong không gian Hoàng cung

Sản phẩm yến sào Anna được công nhận sản phẩm OCOP

Giữ nguyên bản

Trải qua hơn 3 thế kỷ hình thành và phát triển, đến nay làng nghề bánh tráng, bánh ướt Lựu Bảo, phường Hương Hồ vẫn giữ lửa nghề và ngày càng phát triển với gần 100 hộ dân tham gia chế biến và kinh doanh. Sau khi UBND tỉnh có quyết định công nhận là nghề truyền thống vào năm 2014, sản phẩm làng nghề càng khẳng định thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài tỉnh, tạo việc làm ổn định cho người dân.

Theo chị Nguyễn Thị Ngọc, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, người dân làng Lựu Bảo sản xuất nhiều loại bánh tráng khác nhau như bánh mè đen, bánh mè trắng, bánh nghệ, bánh dùng cuốn tôm thịt để chiên (làm ram cuốn); ngoài ra, bánh làm vỏ áo cho một số loại kẹo, bánh tráng không mè loại mỏng cung ứng cho các lò mè xửng.

Sau khi mở rộng địa giới hành chính, TP. Huế có khá nhiều nghề và LNTT với nhiều sản phẩm nghề nổi tiếng như đúc đồng, kim hoàn, pháp lam, hương trầm, hoa giấy, tranh… Trong đó, có 3 nghề và 7 làng nghề được UBND tỉnh công nhận là nghề và LNTT, gồm hương trầm (Thủy Xuân), bánh tráng - bánh ướt Lựu Bảo (Hương Hồ), bánh chưng bánh tét (Phú Dương), đúc đồng (Phường Đúc), hoa giấy Thanh Tiên (Phú Mậu)…

Theo Trưởng phòng Kinh tế TP. Huế, ông Đồng Sĩ Toàn, bên cạnh sự phong phú, đa dạng của làng nghề, mô hình sản xuất và sản phẩm trên địa bàn đa số vẫn giữ nguyên bản, thiếu tính sáng tạo và chưa thích ứng với nhu cầu thị trường mới; công nghệ sản xuất còn lạc hậu, thiếu sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại, công tác truyền thông và ứng dụng công nghệ số còn yếu và thiếu, tư duy lối mòn trong việc gìn giữ nghề trong các gia đình chứ không nhân rộng truyền bá ra bên ngoài, do đó đã hạn chế khả năng thu hút đầu tư vào phát triển nghề và làng nghề hiện nay.

Thời gian qua, mặc dù thành phố đã có nhiều chính sách hỗ trợ làng nghề song do kết cấu hạ tầng các làng nghề, đặc biệt là giao thông xuống cấp; các làng nghề gắn với phát triển du lịch chưa có đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng như bãi đỗ xe, khu vệ sinh, nhà hàng, khách sạn, hệ thống giao thông, chiếu sáng, đội ngũ hướng dẫn viên…; các cơ sở sản xuất chủ yếu là quy mô hộ, ít quan tâm tới việc tổ chức kinh doanh, xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh của nghề và làng nghề nên nhiều sản phẩm làng nghề vẫn gặp khó trong khâu tiêu thụ.

Nâng tầm thương hiệu

Qua 6 năm gắn bó với đặc sản yến sào, năm 2022, sản phẩm yến sào của Cơ sở Yến sào xứ Huế Anna, phường An Đông, TP. Huế được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao, đánh dấu bước ngoặc mới, đồng thời khẳng định thương hiệu yến sào “made in Huế” trên thị trường. Hiện, cơ sở nuôi hơn 70 ngàn con chim yến (4 căn), mỗi năm tạo ra khoảng 60kg yến thô, với tổng kinh phí đầu tư hạ tầng cơ sở chiếm hơn 8 tỷ đồng.

Theo chủ cơ sở, ông Lê Văn Lộc, yến Huế không khác gì yến Khánh Hòa, với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp, kỹ thuật nuôi tiên tiến nên hàm lượng protein, chất đạm... rất cao, tạo ra những tổ yến chất lượng. Sau khi được công nhận sản phẩm OCOP, hiện nhu cầu tiêu thụ các loại yến thô, yến tinh chế và yến chưng tăng cao, hơn 15kg/tháng nên sắp tới cơ sở tiếp tục đầu tư trang, thiết bị, mở rộng quy mô nuôi để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Cùng với sản phẩm yến sào, hiện trên địa bàn TP. Huế có khoảng 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP, góp phần giúp các cơ sở trong khâu quảng bá và giới thiệu thương hiệu. Hiện, thành phố đang hoàn tất các thủ tục đăng ký các sản phẩm làng nghề để được công nhận là sản phẩm OCOP, như bánh chưng bánh tét Phú Dương, thủy, hải sản Thuận An...

Mới đây, TP. Huế phối hợp với Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thuộc Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức chương trình “Ngày hội đổi mới sáng tạo cho sản phẩm truyền thống Huế năm 2022”; đồng thời tổ chức khóa đào tạo, huấn luyện chuyên sâu cho các hộ kinh doanh, doanh nghiệp bán hàng trên sàn thương mại điện tử. Khóa đào tạo đã giúp các cơ sở kinh doanh nắm bắt các chuyên sâu về bán hàng trên sàn thương mại điện tử, như cách tiếp cận khách hàng online và kỹ thuật bán hàng, phương pháp phân tích thị trường, đánh giá đối thủ; xây Top sản phẩm trên Shopee; tăng tỷ lệ chuyển đổi, giá trị đơn hàng…

Theo lãnh đạo UBND TP. Huế, để bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề và LNTT trên địa bàn, đặc biệt là ở các xã, phường mới sáp nhập vào thành phố từ 1/7/2021, sắp tới TP. Huế triển khai nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ với các định hướng phát triển hợp lý. Đồng thời, tăng cường trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương và các ban, ngành liên quan trong phát triển nghề, LNTT; gắn việc phát triển nghề và LNTT với phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. Trong đó, chú trọng phát triển nghề và làng nghề với phát triển du lịch, xây dựng nông thôn mới, chương trình mỗi xã mỗi sản phẩm trên cơ sở phát huy, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái nhằm thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Đặc biệt, qua các kỳ Festival nghề truyền thống Huế đã tác động tích cực đến sự hồi sinh và phát triển của các ngành nghề truyền thống Huế cũng như biến các làng nghề trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn trong lòng du khách.

Bài, ảnh: THANH HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025

UBND TP. Huế vừa thông báo thay đổi địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025 (Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới), đồng thời thông báo Countdown Huế 2025 sẽ là điểm cầu trực tiếp trên sóng VTV chào đón năm mới 2025 cùng với các điểm cầu Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng.

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

TIN MỚI

Return to top