ClockThứ Ba, 16/08/2022 19:33

Đưa giáo dục di sản, văn hoá và nghệ thuật truyền thống vào trường học

TTH.VN - Đó là mục tiêu được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế với Phòng GD và Đào tạo TP. Huế ký kết vào chiều 16/8.

Hướng đến sản phẩm du lịch giáo dục cho HuếHợp tác phát triển di sản văn hóaTạo hành lang pháp lý bảo vệ di sản thiên nhiênHọc lịch sử qua di sảnGiáo dục địa phương, đừng làm học sinh… sợ - Kỳ 2: Vừa dạy học, vừa lắng nghe

Với sự ký kết này, các em học sinh trên địa bàn TP. Huế sẽ có nhiều cơ hội tìm hiểu thực tế cũng như trải nghiệm với di sản Huế

Theo đó, việc ký kết này hướng đến giúp học sinh hiểu, nắm vững lịch sử văn hóa Huế. Ngoài ra, để các em có cơ hội trải nghiệm, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, vun đắp tình yêu đối với di sản, truyển thống văn hóa, trân trọng đối với những giá trị quý báu của dân tộc.

Cụ thể, học sinh các trường thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Huế sẽ tham quan, tìm hiểu về lịch sử các vị vua chúa nhà Nguyễn, các khu lăng tẩm và các điểm di tích thuộc di sản Huế. Được tìm hiểu các tiết mục nhã nhạc, múa hát cung đình, một số nhạc cụ trong hệ thống nhạc cung đình xưa và thưởng thức các tiết mục do các diễn viên, nhạc công của Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình biểu diễn.

Bên cạnh đó, tham quan, tìm hiểu các cổ vật cung đình triều Nguyễn đang lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế và khám phá những bức tranh tường độc đáo tại Cung An Định, được trải nghiệm các chương trình nghệ thuật, trò chơi cung đình… Ngoài ra, còn có các tiết học về giáo dục lịch sử, di sản, nghệ thuật, văn hoá truyền thống theo thời khoá biểu thống nhất cho từng trường.

Chương trình này sẽ kéo dài trong 5 năm, bắt đầu từ năm học 2022-2023.

Tin, ảnh: N. Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Trò đến lớp, thầy vui!

Bên cạnh dạy học, thầy cô giáo ở vùng cao A Lưới còn phụ trách thêm công tác vận động học sinh đến trường. Thấy học sinh nghỉ học dài ngày, có nguy cơ bỏ học, sau giờ dạy, giáo viên lại tìm đến nhà tìm hiểu, động viên, nhắc nhở. Niềm vui giản dị của các nhà giáo nơi đây là được thấy học sinh trở lại trường.

Trò đến lớp, thầy vui
Hơn 16.000 bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024

Được phát động từ tháng 4 đến nay, cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 thu hút 16.358 bài dự thi đến từ 120 trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh tham gia.

Hơn 16 000 bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024
Chăm lo lưu học sinh Lào

Là trường cao đẳng duy nhất trên địa bàn tỉnh đào tạo và cấp chứng chỉ năng lực tiếng Việt cho lưu học sinh (LHS) Lào, Trường Cao đẳng Huế đã và đang thực hiện tốt nhiệm vụ vừa nâng cao chất lượng đào tạo, vừa tích cực chăm lo cho LHS.

Chăm lo lưu học sinh Lào

TIN MỚI

Return to top