ClockThứ Bảy, 03/08/2024 06:29

Biến rác thành tiền

TTH - Từ các loại vỏ dứa, vỏ cam, vỏ chanh… bị vứt bỏ, chị Hồ Thị Hoàng Anh (phường Xuân Phú, TP. Huế) đã “hô biến” rác thành các chế phẩm sinh học an toàn như nước enzym tẩy rửa sử dụng trong gia đình, nước enzym tưới cây kích thích tăng trưởng, cải tạo đất, nước enzym phòng ngừa sâu bệnh cho cây.

Chung tay xử lý rác hữu cơ và giảm thiểu rác thải nhựaLan tỏa ý thức bảo vệ môi trườngChung tay giảm thiểu rác thải nhựa

 Chị Hoàng Anh giới thiệu nước enzym sinh học trong buổi workshop “trải nghiệm sản phẩm tẩy rửa tự nhiên’’

Năm 2016, trong một chuyến sang Thái Lan du lịch, chị Hoàng Anh được hướng dẫn viên đưa đến tham quan khu nhà xưởng sản xuất các chế phẩm sinh học từ việc lên men các nguyên liệu hữu cơ với đường mía và nước. Chị chợt nghĩ, sao mình không tự làm để sử dụng trong gia đình, thay thế các sản phẩm hóa chất không tốt cho sức khỏe và gây hại với môi trường?

Trở về nước, chị bắt tay vào tìm tòi các tài liệu để nghiên cứu quy trình làm nước enzym. Chị cũng tích cực tham gia các lớp tập huấn làm IMO/ENZYM theo phương pháp vi sinh bản địa do địa phương tổ chức để học hỏi thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm bổ ích, cuối cùng cũng thành công lên men vỏ dứa thành nước tẩy rửa thân thiện với môi trường.

Chị Hoàng Anh chia sẻ, mọi người yêu thích sử dụng sản phẩm hữu cơ, có thể tự làm được ở nhà với nguồn nguyên liệu dễ tìm thấy trong đời sống. Vỏ dứa sau khi được thu gom cần phải loại bỏ những phần hư thối, sau đó rửa sạch rồi đem ngâm ủ với tỷ lệ phù hợp. Sau khi ủ đủ ba tháng mười ngày sẽ thu được phần nước enzym lên men để sử dụng làm chất tẩy rửa. Phần bã có thể đem bón cây xanh. Đó là vòng tuần hoàn xanh khép kín khi biến chất thải thành tài nguyên, gia tăng giá trị sử dụng.

Khách hàng đầu tiên của chị chính là người thân trong gia đình và bạn bè. Vì là sản phẩm lên men bình thường hoàn toàn không có phụ gia, phụ phẩm nên có mùi thơm thanh dịu của dứa và thoang thoảng vị chua ngọt đặc trưng của trái cây lên men. Dùng để rửa chén, lau chùi nhà cửa không chỉ sạch, mà còn lưu lại hương thơm dễ chịu, thanh mát.

Xuất phát từ tình yêu với cây cối, thích chăm sóc hoa cỏ bằng những sản phẩm lành tính, đảm bảo an toàn cho sức khỏe, nhưng vẫn đáp ứng được hiệu quả đã thôi thúc chị Hoàng Anh tạo ra nhiều sản phẩm hữu cơ chăm sóc cây trồng phù hợp với lối sống xanh. Chị làm nước enzym từ tỏi, ớt, gừng để phun trên cây giúp phòng trừ sâu bệnh; nước enzym từ chuối, bã đậu nành để kích thích tăng trưởng của cây và giúp cây ra nhiều hoa, hoa cũng to hơn.

Mỗi tháng, chị Hoàng Anh thu được 400 lít enzym. Mỗi lít được bán với giá 50 nghìn đồng, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu được mỗi tháng khoản 10 triệu đồng. Nhận thấy nhu cầu thị trường ngày càng cao, cùng với việc nhận được nhiều phản hồi tốt từ người sử dụng đã giúp chị Hoàng Anh mạnh dạn đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ. Từ những phế phẩm bỏ đi, chị đã thành công biến rác thành tiền, góp phần cải thiện kinh tế trong gia đình. Chị kể, có rất nhiều người trồng rau sạch để sử dụng hàng ngày trong gia đình đã chọn nước enzym do chị sản xuất để tưới rau. Nhiều trang trại trồng cây cảnh, cây ăn quả đã chọn nước enzym để tưới cây, cải tạo đất. “Mỗi lần được nghe mọi người phấn khởi khoe rau tưới enzym lá to hơn nhiều, chất lượng rau cũng ngon ngọt hơn bình thường; còn cây ăn quả, cây cảnh phát triển tốt và cho nhiều hoa, sai trái khiến tôi cũng vui lây theo niềm vui của họ”, chị chia sẻ.

Với mục đích hướng về môi trường xanh, tạo ra các sản phẩm thân thiện môi trường và bảo vệ sức khoẻ cho con người, chị Hoàng Anh mong muốn những sản phẩm mình tạo ra không chỉ giúp mọi người có được sự an toàn khi sử dụng, hạn chế các sản phẩm hóa chất mà còn góp phần nhỏ bé trong việc chở che cho môi trường đang tổn thương, cùng chung tay cho một cuộc sống tốt đẹp, lành mạnh.

Bài, ảnh: TIỂU YẾN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Biến rác thành .. tiền

Rất vui khi cuối năm 2023, nhà máy đốt rác - phát điện tại Phú Sơn (Hương Thủy) do Công ty TNHH Năng lượng môi trường EB đầu tư xây dựng gần 1.700 tỷ đồng trên diện tích hơn 11ha đi vào hoạt động. Nhà máy này được sử dụng công nghệ đốt rác bằng lò ghi đa cấp - phát điện phù hợp với Quy chuẩn QCVN 61MT/2016/BTNMT, tiêu chuẩn khí thải đáp ứng theo tiêu chuẩn châu Âu; xử lý nước rỉ rác và tuần hoàn sử dụng trong hoạt động không phát tán mùi hôi, giải quyết việc ô nhiễm mùi ra môi trường.

Biến rác thành  tiền
Biến rơm rạ thành phân hữu cơ

Việc dùng rơm rạ ủ phân hữu cơ đã góp phần giảm khí phát thải nhà kính so với việc chôn vùi rơm sau thu hoạch.

Biến rơm rạ thành phân hữu cơ
Hương Thủy: Ra mắt mô hình "Phụ nữ sống xanh"

Lớp tập huấn về phân loại rác sinh hoạt tại hộ gia đình, xử lý rác hữu cơ bằng phương pháp vi sinh bản địa (IMO) và ra mắt mô hình "Phụ nữ sống xanh" do Hội Phụ nữ TX. Hương Thủy tổ chức, đã diễn ra sáng 26/9 tại P. Thuỷ Phương.

Hương Thủy Ra mắt mô hình Phụ nữ sống xanh
Biến tài nguyên thành lợi ích

Cây dược liệu như nguồn tài nguyên quý, hữu ích. Từ cây dược liệu, người dân “hái” ra tiền. Song song với đó, các cơ quan chức năng cũng đang nỗ lực bảo tồn nguồn gen quý.

Biến tài nguyên thành lợi ích
Return to top