ClockThứ Tư, 04/10/2023 13:07

Lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường

TTH - Với hơn 400 tấn rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn TP. Huế mỗi ngày, trong đó rác thải nhựa chiếm hơn 15%, chỉ đứng thứ hai sau rác hữu cơ cho thấy hoạt động sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần là nguồn gây ô nhiễm rác thải nhiều nhất, kể cả về số lượng và khối lượng. Để giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường, TP. Huế phát động “Tuần lễ không túi ni lông” trên toàn địa bàn.

Chỉ tái chế nhựa là chưa đủ“Doanh nghiệp với Luật Bảo vệ môi trường tại khu vực miền Trung”Công ty CP Xi măng Đồng Lâm với chiến dịch bảo vệ môi trường

Khách hàng mang theo giỏ nhựa khi đến mua sắm tại Siêu thị GO! Huế 

Nâng cao nhận thức

Tại Siêu thị Co.opMart Huế, “Tuần lễ không túi ni lông” diễn ra từ ngày 23 đến 30/9 với việc không phát túi ni lông tại quầy tính tiền trong hai tiếng đồng hồ mỗi ngày (từ 9h đến 11h). Bất cứ ai đến siêu thị mua sắm trong thời gian tổ chức chương trình có mang theo túi cá nhân để mua sắm và hóa đơn mua sắm từ 300 - 600 ngàn đồng sẽ được nhận 1- 2 phiếu quay trúng thưởng; khách hàng nào mang theo túi cá nhân khi đi mua sắm với hóa đơn dưới 300 ngàn đồng sẽ được tham gia 1 lượt mini game tại gian hàng truyền thông để có cơ hội nhận quà. Đây vừa là thông điệp, đồng thời vừa tuyên truyền, khuyến khích người tiêu dùng hạn chế sử dụng túi ni lông khi mua sắm.

Theo lãnh đạo Co.opMart Huế, sự kiện nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về việc giảm sử dụng túi ni lông khi đi mua sắm và tạo thói quen mang theo đồ dùng cá nhân khi đến siêu thị. Từ đó nhằm lan tỏa hành động bảo vệ môi trường. Với khách hàng không mang theo túi cá nhân khi đến mua sắm thì có thể sử dụng thùng carton sẵn có hoặc mua túi của siêu thị với giá ưu đãi để đựng hàng hóa chứ không dùng túi ni lông. Ngoài ra, đơn vị đã bố trí gian hàng truyền thông, các hoạt động truyền thông, phát thanh, biển báo, màn hình led gửi thông điệp xuyên suốt sự kiện.

Là một trong những trung tâm mua sắm quy mô lớn trên địa bàn tỉnh với hàng ngàn lượt người đến tham quan, mua sắm mỗi ngày nên để hạn chế sử dụng túi ni lông, Ban Quản lý chợ Đông Ba đã khuyến khích tiểu thương và người tiêu dùng tích cực mua sắm xanh, bảo vệ môi trường. Trong đó, vận động tiểu thương các ngành hàng xây dựng các gian hàng sinh thái, qua đó xây dựng thói quen giảm sử dụng túi ni lông bằng nhiều hành động thiết thực, như tuyên truyền, vận động, tặng giỏ nhựa, túi vải cho người tiêu dùng…

Cùng với các siêu thị và chợ truyền thống, các địa phương trên địa bàn TP. Huế đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân giảm thiểu việc sử dụng túi ni lông khi đi mua sắm và đựng hàng hóa, vật dụng cá nhân. Trong đó, Hội LHPN các phường, như Đông Ba, Phú Thượng, Hương Thọ, Hương Vinh… đã trích kinh phí hoạt động để tặng hàng trăm bộ hộp, giỏ nhựa cho người đi chợ nhằm giảm sử dụng túi ni lông. Ngoài ra, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố tổ chức chương trình “Đổi rác lấy quà” và trao hàng ngàn suất quà cho các hộ khó khăn.

Nhân rộng mô hình

Bà Đinh Thị Mai, phường Đông Ba cho rằng, qua các buổi sinh hoạt ở Hội LHPN phường, được xem các hình ảnh về rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường nên nhiều năm qua, mỗi lần đi mua sắm ở chợ hay siêu thị, bà đều mang theo giỏ nhựa hoặc túi vải để đựng thức ăn. Từ việc làm nhỏ, dần dần đã hình thành thói quen không sử dụng túi ni lông ngay cả khi mua thức ăn chế biến sẵn mang về nhà hoặc gửi thực phẩm cho con cháu với mong muốn góp phần vào việc giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường.

Theo lãnh đạo UBND TP. Huế, dự án (DA) Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam được triển khai thực hiện với nguồn tài trợ của WWF-Na Uy, thông qua WWF-Việt Nam và tiếp nhận bởi UBND TP. Huế, đã thực hiện nhiều giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa, trong đó các hành động mục tiêu bao gồm nhưng không giới hạn như: Từ chối, tiết giảm, tái sử dụng thông qua việc tuyên truyền giảm sử dụng túi ni lông và sản phẩm nhựa dùng 1 lần và xây dựng thói quen mang đồ dùng cá nhân khi đi mua sắm.

Phó Chủ tịch UBND TP. Huế, ông Trần Song nhấn mạnh, mục tiêu của DA nhằm giải quyết vấn nạn ô nhiễm và thất thoát rác thải nhựa ra ngoài môi trường. Để đạt được mục tiêu trên, DA phối hợp cùng với UBND thành phố đã và đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, trong đó sự chung tay từ các doanh nghiệp, tiểu thương, người tiêu dùng, du khách và bà con nhân dân trong việc xây dựng thói quen buôn bán, mua sắm “hạn chế sử dụng nhựa dùng một lần” như túi ni lông, và tích cực sử dụng đồ dùng cá nhân như: túi xách đi chợ để giảm thiểu lượng rác nhựa phát sinh ra môi trường.

Với mục đích tuyên truyền và nâng cao nhận thức của người tiêu dùng trong việc giảm sử dụng túi ni lông khi mua sắm, thành phố tổ chức sự kiện “Tuần lễ không túi ni lông”, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền chống rác thải nhựa, trong đó có sự tham gia sâu rộng của các cấp chính quyền, doanh nghiệp và người dân, đồng thời chỉ đạo các địa phương, đoàn thể tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia, hưởng ứng việc hạn chế dùng túi ni lông nhằm góp phần giảm thiểu rác thải nhựa, bảo vệ môi trường.

Bài, ảnh: Thanh Hương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Chung tay gìn giữ môi trường”

Được triển khai vào cuối tháng 9 vừa qua, mô hình “Chung tay gìn giữ môi trường” giai đoạn 2024 – 2025 do Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) phối hợp cùng Ban Dân vận Thành ủy Huế thực hiện đang cho thấy những tín hiệu tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường tại các khu dân cư.

“Chung tay gìn giữ môi trường”
Tận tâm với công tác bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

Với vai trò là Tổ trưởng Tổ an ninh thôn, luôn tận tâm, nhiệt huyết với công tác bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở, anh Đoàn Văn Rinh - chàng trai 9X người Tà Ôi ở vùng cao A Lưới vinh dự được Bộ trưởng Bộ Công an tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện các nghị quyết, chỉ thị về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng công an xã, thị trấn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tận tâm với công tác bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Dây Đai An Toàn Bảo Vệ Người Lao Động Khi Làm Việc Trên Cao

Làm việc trên cao luôn là một công việc nguy hiểm và đòi hỏi sự tập trung, kỹ năng và trang bị an toàn tuyệt đối. Hình ảnh những công nhân xây dựng, thợ sơn, hay nhân viên bảo trì mất thăng bằng, ngã từ độ cao có thể khiến nhiều người rùng mình. Những vụ tai nạn lao động đáng tiếc này không chỉ gây ra thiệt hại nặng nề cho nạn nhân và gia đình, mà còn gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp, tổ chức. Tuy nhiên, với một thiết bị bảo hộ lao động quan trọng như dây đai an toàn, chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn và giảm thiểu rủi ro tai nạn đáng tiếc.

Dây Đai An Toàn Bảo Vệ Người Lao Động Khi Làm Việc Trên Cao

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top