ClockThứ Sáu, 23/02/2024 11:15

Biến rác thành .. tiền

TTH - Rất vui khi cuối năm 2023, nhà máy đốt rác - phát điện tại Phú Sơn (Hương Thủy) do Công ty TNHH Năng lượng môi trường EB đầu tư xây dựng gần 1.700 tỷ đồng trên diện tích hơn 11ha đi vào hoạt động. Nhà máy này được sử dụng công nghệ đốt rác bằng lò ghi đa cấp - phát điện phù hợp với Quy chuẩn QCVN 61MT/2016/BTNMT, tiêu chuẩn khí thải đáp ứng theo tiêu chuẩn châu Âu; xử lý nước rỉ rác và tuần hoàn sử dụng trong hoạt động không phát tán mùi hôi, giải quyết việc ô nhiễm mùi ra môi trường.

Kiểm tra tình hình trước khi Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Phú Sơn vận hành chính thứcGiữ vệ sinh và xanh hóa đường Tam Thai- Việc rất nên làm!Giữ gìn làng quê sạch đẹp

 Rác sinh hoạt trước khi nhập vào nhà máy điện rác Phú Sơn được cân, có hệ thống camera giám sát

Hiện tại, nhà máy đốt rác - phát điện Phú Sơn tiếp nhận rác thải thu gom các địa bàn, TP. Huế, TX. Hương Thủy, Hương Trà; các huyện Phú Vang, Phú Lộc, Nam Đông và Khu công nghiệp (KCN) Phú Bài… bình quân 600 tấn/ngày, cao điểm như dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn vừa qua đã tiếp nhận xử lý trên 700 tấn/ngày và cung cấp nguồn điện xanh 240.000 Kwh/ngày.

So với nhiều địa phương, công nghệ xử lý của nhà máy nói trên không mới nhưng việc có mặt đầu tiên ở Huế của nó là một dấu mốc, góp phần bảo vệ môi trường, tạo ra sản phẩm tái chế theo hướng công nghiệp xanh, tạo việc làm cho lao động địa phương là đáng khích lệ. “Nhà máy đã đáp ứng tiêu chuẩn của Việt Nam về xử lý chất thải, phù hợp với quy hoạch các khu xử lý chất thải của tỉnh Thừa Thiên Huế là điều chúng tôi quan tâm” - đại diện lãnh đạo nhà máy đốt rác - phát điện Phú Sơn chia sẻ.

“Biến rác thành tiền” như nhà máy đốt rác - phát điện Phú Sơn là xu hướng tất yếu, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai. Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có dư địa đầy tiềm năng để phát triển lĩnh vực này. Theo thống kê, chỉ tính riêng ở địa bàn TP. Huế, chưa kể các huyện thị lận cận và các KCN, TTCN, làng nghề, mỗi ngày rác thải phát sinh gần 700 tấn các loại. Phần lớn lượng rác sinh hoạt trên địa bàn được thu gom, xử lý đảm bảo quy chuẩn hợp vệ sinh nhưng vẫn chủ yếu bằng chôn lấp tại các khu vực ở Thủy Phương (TX. Hương Thủy); Hương Phú (Nam Đông); Hồng Thượng (A Lưới); Quảng Lợi (Quảng Điền), Phong Thu (Phong Điền). Chính phương thức thu gom, xử lý chôn lấp này đã bộc lộ những hạn chế, tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người.

Theo một chuyên gia môi trường địa phương, để thực sự có thể “biến rác thải thành tiền” cần tiến hành các giải pháp tổng thể. Trước hết, Thừa Thiên Huế cần có "Bản đồ quy hoạch điểm xử lý rác thải" phù hợp Quy hoạch quản lý chất thải rắn của tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Khuyến khích, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, kêu gọi nhà đầu tư tham gia vào công tác thu gom và vận chuyển RTSH phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội địa phương và xu thế của các nước tiên tiến trên thế giới; đồng thời tăng cường triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức về vấn đề phân loại rác tại nguồn.

Về giải pháp công nghệ trong việc xử lý RTSH nếu các điểm, đơn vị có công suất 50-200 tấn/ngày, nên áp dụng công nghệ đốt và tái chế theo nguyên tắc tái chế, tái sử dụng tối đa lượng rác hữu ích có thể phân loại. Thành phần không thể tái sử dụng sẽ được đốt trong lò đốt công nghệ cao để tiêu hủy, giảm ô nhiễm. Đối với các điểm xử lý có công suất từ 200 tấn/ngày trở lên, nên áp dụng công nghệ đốt, tái chế và phát điện. “Để một Nhà máy xử lý rác thải thành công rất cần đến sự đồng hành, chung tay của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp” - chuyên gia này nói.

Bài, ảnh: SONG MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Rác thải tràn lan ở các khu dân cư

TP. Huế ngày càng xanh - sạch - sáng trên từng xóm phố, nẻo đường. Tuy nhiên, hiện nay tại một số khu quy hoạch (KQH), khu dân cư (KDC) mới vẫn còn tình trạng rác thải sinh hoạt tràn lan, làm ảnh hưởng đến môi trường và mất mỹ quan đô thị.

Rác thải tràn lan ở các khu dân cư
Biến rác thành tiền

Từ các loại vỏ dứa, vỏ cam, vỏ chanh… bị vứt bỏ, chị Hồ Thị Hoàng Anh (phường Xuân Phú, TP. Huế) đã “hô biến” rác thành các chế phẩm sinh học an toàn như nước enzym tẩy rửa sử dụng trong gia đình, nước enzym tưới cây kích thích tăng trưởng, cải tạo đất, nước enzym phòng ngừa sâu bệnh cho cây.

Biến rác thành tiền
Khi cộng đồng nói không với rác thải

Từng là những điểm đen ô nhiễm môi trường vì rác thải, nhưng nhờ nhận thức tham gia phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã xanh, sạch hơn và tạo hiệu ứng tốt trong cộng đồng.

Khi cộng đồng nói không với rác thải

TIN MỚI

Return to top