ClockThứ Bảy, 22/05/2021 11:32

Cảng Chân Mây: Siết chặt phòng dịch, ổn định sản xuất

TTH - Với cán bộ công nhân “Nội bất xuất, ngoại bất nhập”; không cho bất cứ thành viên nào từ tàu nhập cảng bên bờ; kiểm tra y tế nghiêm ngặt khách hàng... là những biện pháp mà cảng Chân Mây triển khai, nhằm phòng dịch COVID-19 để ổn định sản xuất, kinh doanh trong thời điểm này.

Cảng Chân Mây: Vừa phòng dịch, vừa đảm bảo xuất nhập khẩu

 Xe trung chuyển hàng từ cầu cảng ra bên ngoài

Tuân thủ “5K”

Từ phía cầu cảng Chân Mây có 2 tàu Phú Mỹ (Vũng Tàu) và Thanh Phong 28 (Hải Phòng) chở than cập bến đang được các cần cẩu giao hàng. Không có bất cứ thuyền viên của tàu nào xuất hiện trên bến cảng; chỉ có những nhân viên cảng mặc đồ bảo hộ, khẩu trang che kín mặt vận hành xếp dỡ hàng hóa.

Phương tiện vận chuyển bên ngoài vào cảng “ăn hàng” cũng phải giãn cách, mỗi giờ tầm 1-2 chuyến và khi qua cổng đều được kiểm soát, đo thân nhiệt, khai báo y tế...

Không chỉ lo cho khách hàng mà tất cả cán bộ, người lao động cảng đều ý thức, tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch. Cảng phối hợp với các đơn vị chức năng như trung tâm kiểm dịch, cảng vụ, biên phòng, hải quan... giám sát phòng chống dịch trong quá trình khai thác, làm hàng. Nhân viên luôn giữ khoảng cách, tuyệt đối không tự ý giao dịch, trao đổi trực tiếp với khách hàng, thuyền viên hay đội ngũ lái xe từ các địa phương khác đến. Mọi công việc trao đổi ở cảng đều qua điện thoại, gửi các văn bản giấy tờ qua email, hạn chế họp hành và cắt giảm những hoạt động không cần thiết.

Anh Hoàng Trung Chính, Trưởng phòng Hành chính cảng Chân Mây cho biết, hiện cảng có rất nhiều thành phần lao động, khách hàng, tàu thuyền đến nhiều nơi nên nguy cơ rủi ro nhiễm dịch cao. Do vậy, từ lãnh đạo đến người lao động không chủ quan mà luôn thực hiện nghiêm nguyên tắc “5K” của Bộ Y tế.

Sắp đến, vào ngày 19 và 23/5, những chuyến tàu Glorious Maple và Sweet Brier đến nhập hàng dăm gỗ sang Trung Quốc cũng được “đặc cách” ở  phao số 0, tất cả thành viên thủy thủ đoàn buộc phải đo thân nhiệt, khử trùng, lưu lại các thông tin; đảm bảo an toàn mới nhập cảng, không cho bất cứ thành viên nào của tàu lên bờ.

An toàn đơn vị, an toàn khách hàng

Mới đây, xã Lộc Tiến, thị trấn Phú Lộc (Phú Lộc) - những địa bàn “sát nách” có trường hợp mắc COVID-19, cảng Chân Mây đã nâng mức độ phòng dịch lên mức cao. Hiện tại, cảng đã lược giản còn 153 cán bộ lao động, với khoảng hơn 60% quân số trong đơn vị làm việc với tinh thần “Nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Thức ăn, thực phẩm cho số lao động làm việc 3ca/ ngày đã chuẩn bị đầy đủ. Số lao động còn lại đành tạm nghỉ vì có hộ khẩu thường trú ở trong vùng có nguy cơ dịch lây lan.

Đại điện lãnh đạo Công ty CP Chế biến lâm sản xuất khẩu PISICO Huế, đơn vị thường đưa hàng qua cảng Chân Mây nhập đi các thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc... chia sẻ, mặc dù cảng Chân Mây thắt chặt kiểm soát dịch bệnh nhưng chúng tôi rất đồng tình, ủng hộ, bởi an toàn vẫn trên hết. Sản xuất, kinh doanh phải song hành cùng phòng dịch.

Ông Nguyễn Văn Chương, Giám đốc cảng Chân Mây cho hay, chỉ cần một chút lơ là sẽ có thể dừng hoạt động của toàn đơn vị. Cho nên, cảng phải nỗ lực hết sức để ngăn chặn dịch bệnh, đảm bảo ổn định sản xuất, kinh doanh.

Năm 2020, tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ cung ứng tàu biển của cảng Chân Mây ước 13,796 tỷ đồng, đạt 51,79 % kế hoạch và chỉ bằng 47,65 % năm 2019. Doanh thu giảm do tình hình dịch bệnh lan rộng toàn cầu, dịch vụ du lịch trên toàn thế giới đóng băng. Năm 2021, kế hoạch đề ra ở cảng Chân Mây xuất nhập 2.940.000 tấn hàng... Từ đầu năm 2021 đến nay dù dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh tại cảng vẫn duy trì ổn định, đạt 1.350.000 tấn, tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm 2020.

“Kết quả trên đã mang lại tín hiệu vui cho đơn vị. Nếu mọi hoạt động diễn ra ổn định như giai đoạn hiện nay thì kế hoạch đề ra sản lượng doanh thu năm 2021 của cảng là không khó.Yếu tố thành công đó, ngoài việc mở rộng xúc tiến thị trường, không ngừng cải cách quản trị sản xuất, tạo thương hiệu uy tín đối với khách hàng, đối tác... thì việc siết chặt phòng dịch COVID-19, đảm bảo an toàn trong đơn vị, cho khách hàng cũng rất cần thiết” - ông Chương nói.

Bài, ảnh: SONG MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Ổn định cuộc sống nhờ nguồn vốn vay chính sách

Nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững; đối tượng chính sách ổn định cuộc sống hơn nhờ vào nguồn vốn vay tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Quảng Điền.

Ổn định cuộc sống nhờ nguồn vốn vay chính sách
Thi đua sản xuất giỏi

Trên địa bàn tỉnh hiện có 60 Câu lạc bộ (CLB) Nông dân sản xuất, kinh doanh (SXKD), với tổng số khoảng 700 thành viên. Các CLB được thành lập đã góp phần tạo không khí thi đua sôi nổi, thúc đẩy sản xuất, giúp hội viên, nông dân (HVND) vươn lên làm giàu, giảm nghèo bền vững.

Thi đua sản xuất giỏi
Gam sáng trong sản xuất công nghiệp

Nhiều dự án công nghiệp (CN) trọng điểm đi vào hoạt động, cùng với đó là tín hiệu khởi sắc từ các ngành CN truyền thống trên địa bàn tỉnh cho thấy sự đóng góp rất tích cực của ngành CN vào sự tăng trưởng chung.

Gam sáng trong sản xuất công nghiệp

TIN MỚI

Return to top