ClockChủ Nhật, 21/10/2018 07:31

Chi tiêu tăng chưa chắc đã hay

TTH - Cái lợi của chi tiêu nhiều là nâng cao đời sống, kích thích kinh tế phát triển; kéo theo sự phát triển của đời sống xã hội. Đó là nói đến sự phát triển “hoàn hảo” và chi tiêu hợp lý.

Xác lập giá trị & thị trường tiêu thụ sản phẩm địa phương

Khách hàng mua sắm tại Vincom Plaza Huế

Người dân tiêu dùng ngày càng nhiều thì mừng chứ sao!

Tiêu dùng, ngoài việc nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người dân, nó còn kích thích nền kinh tế phát triển. Cứ tưởng tượng nếu người dân làm ra đồng tiền mà chi tiêu hạn chế, chủ yếu là tích lũy bằng cách gửi ngân hàng, mua các loại ngoại tệ có giá, các loại kim tiền để cất giữ… hoặc cứ “khư khư” giữ tiền thì nền kinh tế sẽ như thế nào. Chắc chắn nền kinh tế đó chậm phát triển.

Nhìn sức chi tiêu và các loại hình dịch vụ từ bình dân đến cao cấp phát triển mạnh trong thời gian gần đây, cho thấy một xu hướng chi tiêu mới. Xu hướng mà dân gian hay nói, tạm gọi là “giàu ngầm” trước đây đã đổi bằng “giàu nổi”. Tức là không “ngầm” nữa. Người ta, đặc biệt là lớp trẻ, làm ra đã dành một phần không nhỏ, thậm chí là vay mượn trước cho chi tiêu các nhu cầu thiết yếu, thậm chí là xa xỉ. Cứ khảo sát một số ngân hàng, mức cho vay mua xe ô tô với nhiều điều kiện thông thoáng, lãi suất thấp, giải ngân nhanh và nhiều chúng ta sẽ thấy điều đó.

Nếu chỉ cách đây chừng hai ba mươi năm, thế hệ những người lớn tuổi chi tiêu hết sức dè dặt. Lúc đấy một phần vì thu nhập của người dân còn thấp, nhưng nếu có ai đó làm ra nhiều thì cũng phần lớn là “để dành”, để mà “phòng thân phòng thổ” thì nay xu hướng có vẻ ngược lại?

Cái lợi của chi tiêu nhiều là nâng cao đời sống, kích thích kinh tế phát triển; kéo theo sự phát triển của đời sống xã hội. Đó là nói đến sự phát triển “hoàn hảo” và chi tiêu hợp lý. Nếu chỉ số tiêu dùng tăng mà chỉ số phát triển kinh tế không tăng hoặc tăng không tương xứng; thu nhập bình quân đầu người tăng thấp; nợ xấu tăng cao… thì chưa chắc việc tăng tiêu dùng đã kích thích kinh tế phát triển mà có khi còn ngược lại. Nó có thể làm cho nhiều vấn đề xã hội phát sinh. Nợ xấu trong thời gian qua đã dẫn đến những “điểm nghẽn” của nền kinh tế, buộc phải làm một cuộc đại tái cơ cấu nợ xấu ngân hàng đã cho thấy điều này.

Khách hàng mua sắm tại Vincom Plaza Huế

Thử xem người dân ở Huế và người dân nơi khác đến Huế chi tiêu như thế nào?

Theo số liệu thống kê tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng mới nhất là tháng 9/2018 ước đạt 3.238,74 tỷ đồng, tăng 12,43% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, hiểu nôm na là mức chi tiêu của người dân là 2.897,41 tỷ đồng, tăng 11,06%. Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2018 ước đạt 28.476,59 tỷ đồng, tăng 10,31% so với cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá còn tăng 6,71%- Theo Cục Thống kê Thừa Thiên Huế).

Mức chi tiêu và thụ hưởng các loại dịch vụ như thế này là cao hay thấp? Khó có câu trả lời chính xác cho vấn đề nói trên. Tuy nhiên, nếu chiếu theo mức thu nhập bình quân đầu người thì ta nhìn thấy rõ hơn điều này.

Theo thống kê, thu nhập bình quân đầu người của người dân Thừa Thiên Huế năm 2016 là 2.020 USD và năm 2017 là 2.100 USD. Con số tăng tuyệt đối năm 2017 so với năm 2016 là 80 USD, qui ra VND là khoảng hơn 170.000 đồng. Nếu tính tỷ lệ tăng thì vào khoảng hơn 4%.

Con số này cũng chưa nói lên được điều gì vì tổng mức doanh thu bán lẻ và dịch vụ không phải chỉ người dân Thừa Thiên Huế hưởng mà cả người dân ở ngoài tỉnh góp phần làm nên. Tuy nhiên, cũng rất có thể là người dân Thừa Thiên Huế đã chi tiêu quá mức!?

Có một điều cũng cần nhìn nhận là tuy tăng chi tiêu nhưng chưa hẳn đời sống vật chất của người dân tăng theo. Tính bình quân 9 tháng đầu năm 2018, chỉ số giá tiêu dùng chung tăng 3,03% so với bình quân cùng kỳ năm 2017. Theo Cục Thống kê Thừa Thiên Huế: Quí I/2018 bình quân tăng 2,24% so cùng kỳ, nguyên nhân tăng giá trong quí này chủ yếu là do một số nhóm hàng hóa, dịch vụ thiết yếu tăng giá trong dịp Tết Nguyên đán như lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, may mặc, giao thông. 6 tháng đầu năm chỉ số giá bình quân tăng 2,78%, nguyên nhân tăng giá trong quí II chủ yếu là do điều chỉnh tăng giá xăng dầu. Quí III/2018, giá một số hàng hóa phục vụ đầu năm học và dịch vụ giáo dục tăng, giá lương thực cuối vụ tăng, giá xăng dầu điều chỉnh tăng trong tháng 9, đã làm chỉ số giá tiêu dùng bình quân quí III tăng 3,52% so cùng kỳ.

Ví dụ như giá xăng dầu tăng, chưa hẳn đời sống vật chất người dân tăng; giá dịch vụ giáo dục, y tế tăng có khi làm cho đời sống vật chất của nhiều người dân giảm xuống.

Đánh giá về mức chi tiêu hợp lý và đời sống vật chất của người dân tăng hay giảm về thực chất cũng là điều cần thiết, vì nó liên quan đến nhiều vấn đề của phát triển kinh tế, xã hội.

Bài: NGUYÊN LÊ - Ảnh: NHẬT LONG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh

Nền an ninh nhân dân “là sức mạnh tinh thần, vật chất, sự đoàn kết và truyền thống dựng nước, giữ nước của toàn dân tộc được huy động vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt”(1). Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 một lần nữa khẳng định: Xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân phải là sự nghiệp của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước, trong đó lực lượng công an giữ vai trò tham mưu và nòng cốt.

Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh
FAO: Giá lương thực thế giới tiếp tục tăng trong tháng 4

Hãng tin Xinhua ngày 4/5 cập nhật thông tin từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) cho biết, giá lương thực toàn cầu đã tăng tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 4 vừa qua. Đây là lần đầu tiên trong 2 năm, giá lương thực tăng trong nhiều tháng.

FAO Giá lương thực thế giới tiếp tục tăng trong tháng 4
Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế

Có nhiều cách để có thể góp phần kế thừa và phát huy văn hóa ẩm thực Huế, trong đó, việc mỗi gia đình giáo dục cho các thế hệ sau những giá trị truyền thống nói chung, nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Huế nói riêng là cách cần được quan tâm.

Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế
Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử

Là chốn Kinh đô của Triều Nguyễn, Huế mang trong mình rất nhiều di chỉ văn hóa - lịch sử quý, mà chính quyền và Nhân dân Huế không thể không quan tâm giữ gìn, bảo vệ và khai thác mọi lợi thế trong công cuộc xây dựng và phát triển thành phố Huế thành trung tâm văn hóa nổi tiếng của cả nước.

Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử
Return to top