ClockThứ Tư, 01/03/2023 08:39

Chủ động không để tái bùng phát dịch cúm gia cầm

TTH - Trong điều kiện diễn biến thời tiết và tình hình mua bán, tiêu thụ gia cầm diễn biến phức tạp khiến nguy cơ tái bùng phát dịch cúm gia cầm (DCGC) rất cao.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccineWHO: Cần chuẩn bị, dù nguy cơ đối với con người từ cúm H5N1 vẫn còn thấpNgăn chặn cúm gia cầm H5N1 xâm nhập

leftcenterrightdel
Tiêu độc tại trại nuôi vịt 

Nguy cơ cao

Theo nhận định của ngành thú y tỉnh, trên địa bàn tỉnh hiện nay tiềm ẩn nhiều nguy cơ tái bùng phát DCGC. Thời tiết thay đổi, diễn biến phức tạp, thất thường tạo điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh phát triển, ảnh hưởng đến sức đề kháng của gia cầm. Việc gia tăng vận chuyển động vật, các sản phẩm động vật giữa các địa phương khiến nguy cơ xảy ra dịch bệnh rất cao...

Tiến sĩ Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh nhận định, đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh chưa có dấu hiệu xảy ra DCGC. Đàn gia cầm, nhất là tại các trang trại, gia trại, các lò giết mổ đều được kiểm soát, giám sát, kiểm dịch theo định kỳ. Các chủ trang trại, gia trại chăn nuôi quy mô lớn có ý thức cao trong phòng, chống dịch, tiêm vắc-xin đầy đủ, tiêu độc khử trùng thường xuyên... Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của thời tiết bất thường thì các loại dịch bệnh, nhất là DCGC có thể tái bùng phát bất cứ lúc nào.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cảnh báo, tại thời điểm này đã có 2 trường hợp ở Campuchia tử vong do bị nhiễm DCGC lây sang người. Người dân không nên chủ quan trong công tác phòng, chống, hạn chế tối đa tiếp xúc với gia cầm, phát hiện kịp thời gia cầm bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.

leftcenterrightdel
 Tiêu độc khử trùng điểm mua bán gia cầm

Các biện pháp đồng bộ

Ngành thú y phối hợp với các địa phương đang triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống DCGC và các loại bệnh thông thường trên vật nuôi.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh phân công cán bộ thú y, nhân viên thú y cấp xã chủ động giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh đến tận thôn, xóm, hộ chăn nuôi, bảo đảm phát hiện sớm, xử lý triệt để ổ dịch và các trường hợp nghi ngờ gia cầm mắc bệnh, không để dịch bệnh lây lan diện rộng. Cán bộ thú y hỗ trợ người dân, các chủ trang trại, gia trại, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tổ chức tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm gia cầm; thường xuyên rà soát, tiêm phòng bổ sung cho đàn gia cầm mới phát sinh và chưa được tiêm.

Ngành chăn nuôi, thú y đang hướng đến xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, tổ chức kiểm soát chặt chẽ điều kiện chăn nuôi đảm bảo an toàn đối với các trang trại; xây dựng và triển khai kế hoạch giám sát lưu hành vi rút cúm gia cầm, đánh giá bảo hộ sau tiêm phòng cúm gia cầm.

Lực lượng thú y cơ sở cùng với các hộ chăn nuôi huy động 320 máy bơm, bình bơm tổ chức triển khai vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường, phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Trong đó, tập trung tăng cường thực hiện tại các ổ dịch, hố chôn gia súc, gia cầm cũ. Đặc biệt chú trọng triển khai tuyên truyền xã hội hóa việc vệ sinh, tiêu độc khử trùng sâu rộng đến tận người dân nhằm bảo vệ đàn gia cầm của mình trước nguy cơ dịch bệnh.

Ngành thú y phối hợp với các cấp, ban ngành hướng dẫn các cơ sở giết mổ nâng cấp, sửa chữa, khắc phục điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm. Các chủ giết mổ cam kết thực hiện nhập gia cầm phải có nguồn gốc rõ ràng và khỏe mạnh; không mua bán, vận chuyển, giết mổ gia cầm bệnh, chết, không rõ nguồn gốc. Lực lượng thú y thường xuyên tổ chức kiểm tra lâm sàng và kiểm soát giết mổ chặt chẽ, đúng quy trình.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đang tổ chức, tăng cường công tác chốt chặn 24/24 giờ tại 2 chốt kiểm dịch bắc, nam; kiểm soát, kiểm dịch chặt chẽ và tiêu độc khử trùng các phương tiện vận chuyển động vật và sản phẩm động vật đi qua địa bàn tỉnh và nhập vào tỉnh để giết mổ, tiêu thụ. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến đến tận người dân để mọi người hiểu biết về sự nguy hiểm của DCGC. Để đảm bảo an toàn, sức khỏe, người dân cần chủ động phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng; không ăn tiết canh gia cầm, không ăn trứng gia cầm sống, không mua bán và ăn thịt gia cầm bị bệnh, ốm chết, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Bài, ảnh: Hoàng Thế
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ động ứng phó thời tiết cực đoan

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh cảnh báo, trong những ngày nắng nóng như hiện nay, buổi chiều và chiều tối thường xảy ra mưa giông kèm theo các hiện tượng thời tiết cực đoan như lốc, sét, mưa đá, ảnh hưởng đến sản xuất và gây thiệt hại về người và tài sản.

Chủ động ứng phó thời tiết cực đoan
Chủ động phòng ngừa cháy, nổ mùa nắng

Trước diễn biến bất thường của thời tiết, ngành chức năng đã phát đi thông tin cảnh báo đến người dân trên địa bàn tỉnh, cần nêu cao tinh thần cảnh giác, không chủ quan, lơ là trong việc phòng ngừa cháy, nổ do nắng nóng.

Chủ động phòng ngừa cháy, nổ mùa nắng
Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

Các biện pháp phòng, chống được triển khai đồng bộ, có hiệu quả nên đến thời điểm này, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) chưa xảy ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát dịch bệnh GSGC.

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm
Chủ động ứng phó nguy cơ cháy rừng

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, ông Lê Ngọc Tuấn trao đổi, mùa nắng nóng được dự báo bắt đầu từ những ngày cuối tháng 3 này. Cơ quan khí tượng thủy văn cảnh báo nắng nóng diễn ra gay gắt, diễn biến phức tạp khiến rủi ro, nguy cơ cháy rừng cấp độ cao. Hầu hết các cánh rừng trên địa bàn tỉnh, nhất là rừng thông cảnh quan, đặc dụng, rừng phòng hộ, keo tràm, kể cả dương liễu vùng cát đều có nguy cơ cháy.

Chủ động ứng phó nguy cơ cháy rừng

TIN MỚI

Return to top