ClockThứ Năm, 04/11/2021 08:42

Công bố Báo cáo đánh giá một năm thực hiện Hiệp định EVFTA

Chiều 3/11, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) phối hợp với Viện Konrad - Adenauer Stiftung (KAS) tại Việt Nam tổ chức hội thảo trực tuyến Công bố Báo cáo đánh giá một năm thực hiện EVFTA.

Sau một năm, Hiệp định EVFTA đang từng bước phát huy hiệu quảEVFTA tạo động lực thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và SécHỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tận dụng cơ hội từ EVFTA4 chính sách mới về ôtô có hiệu lực từ 2021Hiệp định EVFTA: Đòn bẩy cho các doanh nghiệp xuất khẩuThủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định EVFTAThủ tướng: "Cao tốc" EVFTA sẽ nối gần Việt Nam với EU

Dệt may là một trong những ngành sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ Hiệp định EVFTA. Ảnh: TTXVN

Sau 10 năm đàm phán, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đã chính thức có hiệu lực vào tháng 8/2020 trong bối cảnh đặc biệt, khi mà cả thế giới đang phải chống chọi với đại dịch COVID-19. Với những cam kết mạnh mẽ trong việc mở cửa thị trường hàng hóa, EVFTA được kỳ vọng là cú huých đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam; giúp đa dạng hóa thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt đối với các mặt hàng mà Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh như nông, thủy sản.

Tuy nhiên, nhìn lại một năm kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, mặc dù vẫn có những điểm sáng trong bức tranh thương mại giữa Việt Nam và EU nhưng nhìn chung, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tận dụng lợi thế từ hiệp định này.

Khai mạc hội thảo, PGS. TS. Nguyễn Anh Thu, Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho biết, sau một năm kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU đã đạt 39,8 tỷ USD tính đến ngày 31/07/2021, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2020. Hệ thống pháp luật Việt Nam đang từng bước chuyển biến tích cực nhằm đáp ứng những yêu cầu của Hiệp định EVFTA. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý vấn đề thực thi pháp luật, nhất là trong lĩnh vực: sở hữu trí tuệ, quyền của người lao động và vấn đề bảo vệ môi trường. Việt Nam hiện phải đối mặt với rất nhiều thách thức đến từ bên trong cũng như bên ngoài. Chi phí thương mại của Việt Nam cao hơn so với các nước trong khu vực ASEAN cũng như thách thức cạnh tranh trong tương lai khi mà EU đang đàm phán FTA với các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á.

Theo bà Thu, các doanh nghiệp trong nước cần chủ động, cải thiện năng lực, chất lượng sản phẩm để có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Bởi, cho dù có hay không có FTA thì xu hướng sản xuất và giao thương theo chuỗi giá trị đã và đang diễn ra rất tích cực, chiếm một phần không nhỏ trong trị giá xuất nhập khẩu toàn cầu.

Đi vào cụ thể, bà Thu cho rằng, cải cách để đáp ứng đòi hỏi của Hiệp định EVFTA sẽ ngày càng khó và chậm hơn, trong khi đó, lợi thế tương đối của Hiệp định này cho Việt Nam đối với các nước trong khu vực sẽ ngày càng giảm đi nhanh hơn. Vì vậy, cần khẩn trương rà soát, sửa đổi và bổ sung các văn bản pháp luật sao cho phù hợp với các cam kết trong Hiệp định. Đồng thời, giảm bớt các thủ tục hải quan và các rào cản phi thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu. Ngoài ra, tăng năng lực điều hành cũng như giám sát đối với các biện pháp kiểm dịch động, thực vật (SPS) Việt Nam nhằm hạn chế vi phạm các qui định về an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật tại các nước nhập khẩu....

Để tìm hiểu kĩ hơn tác động của EVFTA đối với doanh nghiệp trong nước, ông Phạm Văn Long, đại diện Nhóm Nghiên cứu cho biết, nhóm nghiên cứu đã tiếp cận và phỏng vấn được 8 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như nông sản, dệt may và đồ chơi thông minh; trong đó, có 7 doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu trực tiếp và gia công hàng xuất khẩu sang thị trường EU. Chỉ có 2 doanh nghiệp cho biết, trị giá xuất khẩu sang thị trường EU tăng trong năm vừa qua nhờ vào việc đơn hàng tăng. Số còn lại đều giảm về mặt giá trị xuất khẩu sang thị trường EU.

Nguyên nhân khiến việc giảm giá trị hàng xuất khẩu chủ yếu là do số lượng đơn hàng giảm, chi phí sản xuất gia tăng. Các điều kiện xuất khẩu thắt chặt hơn và chi phí logistics tăng cao do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến cước tàu biển tăng liên tục do sự khan hiếm container. Đặc biệt, vấn đề liên quan đến dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm trái cây, rau củ chính là rào cản lớn nhất đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang thị trường EU.

Nhìn chung, Hiệp định EVFTA là một trong những FTA thế hệ mới mang lại lợi ích chiến lược cho Việt Nam thông qua sự phát triển quan hệ thương mại - đầu tư đầy tiềm năng với một trong những đối tác lớn nhất và quan trọng nhất của Việt Nam.

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu dịch chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, tác động tích cực của Hiệp định EVFTA bị kìm hãm đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU chỉ tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 39,75 tỷ USD, trong khi nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường các nước EU đạt 16,51 tỷ USD, tăng hơn 24%. Đây là hiện tượng cần tiếp tục theo dõi vì nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu.

Kể từ khi Hiệp định có hiệu lực cho đến ngày 01/08/2021, dưới tác động của dịch COVID-19, việc di chuyển qua lại giữa hai bên bị gián đoạn đã khiến cho việc đầu tư bị tổn thất nặng. Khi áp dụng các chính sách miễn giảm thuế quan theo Hiệp định EVFTA, trị giá xuất khẩu hàng hóa sau một năm EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 đến 1/8/2021 ước tính có thể lên tới 51,04 tỷ USD, tăng 12,27% so với trường hợp không có COVID-19 và chưa áp dụng việc giảm thuế và tăng tới 36,28% so với cùng kỳ năm trước (từ 1/8/2019 đến 1/8/2020).

Cũng tại hội thảo, nhiều ý kiến diễn giả tập trung khuyến nghị về việc cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Theo đó, đề xuất cần giảm bớt các thủ tục hải quan và các rào cản phi thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu trong bối cảnh chi phí thương mại của Việt Nam đang cao hơn so với hầu hết các nước trong khu vực. Cùng với đó, các cấp, ngành và địa phương cần đẩy mạnh công tác truyền thông và hướng dẫn doanh nghiệp trong nước nhằm hiểu rõ các quy định trong Hiệp định EVFTA và tận dụng triệt để các lợi ích thương mại từ Hiệp định.

Theo Tin tức TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ngày 18/12 cho hay, Chính phủ Australia vừa đóng góp 13 triệu đô la Australia (tương đương 8,4 triệu USD) vào các nguồn lực cốt lõi của UNDP cho năm 2024. Đóng góp đáng kể này thể hiện cam kết liên tục của Australia đối với sự phát triển bền vững và quan hệ đối tác với UNDP.

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu
Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

TIN MỚI

Return to top