ClockThứ Tư, 10/06/2015 07:04

Chiến dịch thanh tra lao động trong ngành may mặc

TTH - Ngày 9-6, tại Huế, Thanh tra Bộ Lao động TB&XH tổ chức hội thảo về chiến dịch thanh tra lao động năm 2015 trong ngành may mặc.

Với chủ đề “Nâng cao nhận thức về pháp luật lao động trong ngành may mặc”, chiến dịch thanh tra sẽ diễn ra tại 12 tỉnh, thành phố ở 360 doanh nghiệp. Nội dung thanh tra tập trung vào 8 vấn đề: Thời gian làm việc và thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương làm đêm và làm thêm giờ, phương tiện bảo vệ cá nhân, lối ra thoát nạn và biển báo phòng cháy chữa cháy, rủi ro về điện, môi trường lao động, lập kết hoạch an toàn - vệ sinh lao động, huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động. Các nội dung được lựa chọn thanh tra đều là những vấn đề đặc trưng của ngành dệt may.

Thông qua thanh tra, cơ quan chức năng có thể nắm bắt tình hình thực tiễn để hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp và chấn chỉnh việc thực hiện quy định đảm bảo điều kiện làm việc và quyền lợi của người lao động. Chiến dịch thanh tra lao động không tập trung vào việc xử phạt mà tập trung vào việc tư vấn cho doanh nghiệp tuân thủ pháp luật lao động.
Huế Thu
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển sản phẩm OCOP

UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” năm 2023, với mục tiêu có thêm ít nhất 30 sản phẩm OCOP của các địa phương được đánh giá xếp hạng đạt từ 3 sao trở lên; có ít nhất 4 sản phẩm tiềm năng 5 sao; hình thành 1 đến 2 trung tâm, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản cấp tỉnh…

Phát triển sản phẩm OCOP
Kết nối đưa công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

Nhờ sự hỗ trợ đắc lực của khoa học công nghệ (KHCN), trong đó chủ thể là các nhà nghiên cứu khoa học, nhà sáng chế... nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao hình thành trên địa bàn tỉnh. Một số sản phẩm nông nghiệp xây dựng được thương hiệu và từng bước khẳng định chỗ đứng trên thị trường.

Kết nối đưa công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Khó khăn đơn hàng, ngành dệt may ứng phó với tiền lệ chưa từng có

Thông tin từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho hay, trong 3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu dệt may ước đạt hơn 8,7 tỷ USD, giảm 18,63% so với cùng kỳ năm 2022. Nguyên nhân được chỉ ra là do khó khăn về đơn hàng, giá nhiên liệu tăng cao... và đây là tiền lệ chưa từng có.

Khó khăn đơn hàng, ngành dệt may ứng phó với tiền lệ chưa từng có

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top