ClockThứ Bảy, 25/06/2016 11:34

Cơ giới hóa nông nghiệp Việt Nam bị các nước châu Á “bỏ xa”

Mức độ trang bị động lực cho nông nghiệp của nước ta hiện mới chỉ đạt bình quân 1,6 sức ngựa (HP), thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực châu Á.

Đây là con số được lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đưa ra tại hội thảo “Đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp” được tổ chức hôm qua (24/6) tại TP. Biên Hòa (Đồng Nai).

Tỷ lệ cơ giới hóa nông nghiệp tăng nhưng vẫn yếu

Về mức độ cơ giới hóa các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, báo cáo cho thấy số lượng máy động lực, máy nông nghiệp sử dụng trong nông nghiệp có tăng. Cụ thể, so với năm 2006, số lượng máy kéo tăng 1,6 lần, máy gặt lúa tăng 25,6 lần (tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm 75% số lượng máy gặt trên cả nước), máy phun thuốc bảo vệ thực vật tăng 6 lần, bơm nước dùng sản xuất nông nghiệp tăng 1,2 lần...

Tỷ lệ cơ giới hóa trong nhiều khâu như làm đất trong trồng lúa, đạt 93%, mía đạt 82%. Khâu gieo trồng, chăm sóc cũng đạt tỷ lệ cơ giới hóa khá cao.

Về công nghiệp chế tạo máy, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, hiện ngành cơ khí trong nước sản xuất được động cơ diesel công suất đến 30 HP phục vụ sản xuất máy động lực, máy kéo với năng lực 40.000 chiếc/năm, chiếm 30% thị phần trong nước…

Tuy nhiên, theo đánh giá của lãnh đạo Bộ NN&PTNT, trình độ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp ở nước ta còn thấp và phát triển chưa toàn diện. Mức độ trang bị động lực cho nông nghiệp của nước ta thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và châu Á. Việt Nam hiện mới đạt bình quân 1,6 HP/ha canh tác. Trong khi đó, các nước trong khu vực như Thái Lan đạt 4 HP/ha; Trung Quốc 8HP/ha; Hàn Quốc 10HP/ha.

Đồng thời, ngành cơ khí chế tạo máy trong nước cũng chưa đáp ứng được yêu cầu. Hiện mới chỉ đáp ứng 33% thị trường nội địa nhưng chất lượng máy còn thiếu ổn định và hầu hết là máy có công suất nhỏ.

Cơ giới hóa nông nghiệp yếu do chính sách?

Theo các đại biểu tham dự hội thảo, nguyên nhân hạn chế trong việc đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp tại nước ta hiện nay chủ yếu là do cơ chế chính sách còn nhiều hạn chế, bất cập.

Theo ông Huỳnh Thành Vinh, Phó giám đốc Sở NN&PTNT Đồng Nai, hiện nay, Quyết định 68 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp vẫn còn tồn tại những bất cập như quy định danh mục máy móc được hỗ trợ còn hạn chế, thủ tục vay vốn rườm rà…

Đồng tình với quan điểm này, đại biểu nhiều tỉnh thành khác cũng cho rằng:Việc ban hành danh mục các loại máy móc được hỗ trợ trong Quyết định 68 còn chưa chi tiết, cụ thể và khá hạn chế về số lượng các hãng máy được hỗ trợ. Trong khi đó, trình tự thủ tục để vay được vốn theo quyết định còn bị ràng buộc bởi nhiều yếu tố, nhất là tài sản thế chấp… Đó chính là những nguyên nhân khiến cá nhân, tổ chức khó đầu tư máy móc phục vụ sản xuất.

Các đại biểu tham quan các máy móc nông nghiệp được trưng bày tại hội thảo.

Sau 7 năm đi vào đời sống, chỉ mới có khoảng 20 ngàn lượt khách hàng vay được vốn theo Quyết định 68, với số tiền khoảng 5.000 tỷ đồng. Con số này là khá khiếm tốn nếu đem so với tổng số hộ nông dân trong cả nước hiện nay.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết, hiện Bộ NN&PTNT đang kiến nghị lên Chính phủ để sửa đổi, bổ sung lại những quy định trong Quyết định 68 cho phù hợp với thực tế.

Đồng thời, ông Nam cũng cho biết hiện Bộ NN&PTNT đang xây dựng những giải pháp để kêu gọi cá nhân tổ chức tập trung nghiên cứu, chế tạo máy cũng như nâng cao hơn tính hiệu quả trong đào tạo nguồn nhân lực.

Mặt khác, Bộ NN&PTNT cũng yêu cầu các địa phương cần chủ động, mạnh dạn hình thành nên các hộ, tổ hợp tác, doanh nghiệp chuyên về dịch vụ cơ khí nông nghiệp để nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh các mặt hàng máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Đồng thời, Bộ cũng sẽ rà soát, quy hoạch lại chỉ đạo sản xuất theo hướng chuyên canh, hình thành cánh đồng lớn để tạo sự liên kết giữa nhà nông và doanh nghiệp, qua đó mở ra cơ hội để áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất ngày một rộng rãi và có hiệu quả hơn.

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Làm nông khép kín - bền & xanh

Khái niệm làm nông theo kiểu "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" trong thời buổi hiện nay đã không còn phù hợp, thậm chí được xem là lạc hậu. Thay vào đó là làm nông "khép kín", ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, canh tác theo hướng công nghệ cao.

Làm nông khép kín - bền  xanh
Cơ giới hóa gieo cấy lúa

Ngành nông nghiệp đang hướng đến gieo cấy lúa bằng máy cơ giới nhằm đảm bảo khung lịch thời vụ, giảm công lao động và tăng năng suất, chất lượng lúa.

Cơ giới hóa gieo cấy lúa
Bước tiến mới trong nông nghiệp

Sau những năm tháng thăng trầm của chiến tranh, biến cố thiên tai, dịch họa, sản xuất nông nghiệp Thừa Thiên Huế đang có những bước phát triển khá toàn diện, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đạt bình quân 3%/năm.

Bước tiến mới trong nông nghiệp
Trình diễn công nghệ xử lý và sử dụng rơm rạ sản xuất phân hữu cơ

Sáng 29/8, tại HTX Nông nghiệp An Lỗ (Phong Hiền, Phong Điền), Trường đại học Nông Lâm, Đại học Huế phối hợp với Viện nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) tổ chức tập huấn và trình diễn về công nghệ và thiết bị xử lý, sử dụng rơm rạ theo hướng nông nghiệp tuần hoàn và phát thải thấp tại Thừa Thiên Huế cho đại diện cán bộ ngành nông nghiệp, HTX nông nghiệp, nông hộ điển hình trên địa bàn tỉnh.

Trình diễn công nghệ xử lý và sử dụng rơm rạ sản xuất phân hữu cơ
Return to top