ClockThứ Ba, 24/08/2021 21:08

Cơ hội để tiếp cận công nghệ mới

TTH - Để nâng cao năng lực sản xuất, giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) đầu tư thiết bị máy móc hiện đại tạo ra sản phẩm mới, năm 2021, nguồn vốn khuyến công (KC) tỉnh hỗ trợ trên 1 tỷ đồng cho các cơ sở ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến phục vụ sản xuất.

Nông sản lên “sàn” - tín hiệu mới trong chuyển đổi số nông nghiệp

Vận hành thiết bị sản xuất cửa nhôm tại công ty TNHH SX Thương mại và Dịch vụ Hưng Thịnh Window

Thành lập từ năm 2015 với chuyên ngành sản xuất các loại cửa nhựa lõi thép tại xã Phong Chương (Phong Điền), nhiều năm qua, Công ty TNHH Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Hưng Thịnh Window đã tạo việc làm ổn định cho 30 lao động tại địa phương khi đơn đặt hàng ngày càng tăng.

Hai năm trở lại đây, nhu cầu và thị hiếu của khách hàng thay đổi, chuyển từ việc đặt mua các loại cửa nhựa lõi thép sang đặt cửa nhôm xingfa, cửa nhôm kính hay cửa nhôm giả gỗ… nên cơ sở không thể đáp ứng yêu cầu bởi không có máy sản xuất, trong khi nguồn vốn đầu tư hạn chế.

Trước thực trạng đó, thông qua Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Phong Điền, công ty lập đề án KC xin hỗ trợ vốn đầu tư máy. Tháng 7/2021, Sở Công thương phê duyệt đề án hỗ trợ vốn để trang bị máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất cửa nhôm với kinh phí KC hỗ trợ 60 triệu đồng, kinh phí đầu tư máy 130 triệu đồng.

Giám đốc công ty, ông Nguyễn Văn Thạnh cho rằng, sau khi đưa thiết bị mới vào hoạt động, doanh nghiệp nhận được nhiều đơn hàng lớn từ các công trình trường học, cơ quan công sở lắp đặt các loại cửa nhôm cao cấp. Do máy có công suất lớn và vận hành tự động nên tiết giảm nhân công, nâng cao năng suất, trong khi chất lượng sản phẩm đồng đều nên được khách hàng ưa chuộng.

Theo Phó Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Phong Điền, ông Trịnh Đức Hiệp, nhiều năm qua, từ các nguồn hỗ trợ của đề án KC tỉnh, hàng chục cở sở CNNT trên địa bàn huyện được tiếp thêm sức mạnh và tạo động lực để đầu tư trang thiết bị hiện đại, đào tạo nghề nhằm mở rộng quy mô sản xuất và tạo ra nhiều sản phẩm mới. Nhiều đề án đã phát huy hiệu quả và giúp các cơ sở nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, như đầu tư máy nghiền phân hữu cơ vi sinh, thiết bị máy xay xát lúa gạo, đầu tư công nghệ mẫu mã chai và nhãn mác, đào tạo nghề theo hướng thiết kế mẫu mã sản phẩm mới, đầu tư tủ ấp trứng công nghệ cao và máy đúc bờ lô…

Ngoài nguồn vốn KC tỉnh, năm 2021, huyện Phong Điền hỗ trợ cho 3 đề án KC huyện với tổng kinh phí hỗ trợ 470 triệu đồng, bao gồm đề án hỗ trợ máy móc thiết bị phục vụ sản xuất mì lát tại cơ sở mì lát xã Phong Chương, máy sấy thủy hải sản ở cơ sở Phan Văn Sỹ xã Phong Hải và xây dựng các trang thiết bị tại Trung tâm Trưng bày nông sản và sản phẩm làng nghề xã Phong Sơn.

Theo lãnh đạo Sở Công thương, năm 2021, Sở đẩy mạnh các nguồn vốn phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, phát triển nghề truyền thống và vốn KC tiếp tục hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến khuyến khích các cơ sở CNNT, ngành nghề thủ công mỹ nghệ đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ để nâng cao năng lực sản xuất, sản xuất sản phẩm mới. Đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, tăng doanh thu cho cơ sở sản xuất.

Với tổng kinh phí phân bổ trên 1 tỷ đồng, đến nay Sở đã triển khai hỗ trợ và nghiệm thu khoảng 10 đề án đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh để tăng cường quảng bá sản phẩm, giảm chi phí trong giao dịch, hạ giá thành sản phẩm cũng như tăng năng lực cạnh tranh.

Bài, ảnh:  Liên Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Tiếp cận những kiến thức mới vào đào tạo

Đại học Huế đón nhiều giáo sư (GS), chuyên gia đầu ngành đến chia sẻ kiến thức mới. Không chỉ là dịp để tiếp cận được kiến thức, mà qua đó phần nào còn khẳng định thương hiệu của Đại học Huế.

Tiếp cận những kiến thức mới vào đào tạo
Giúp người khuyết tật tiếp cận dịch vụ để hòa nhập

Những năm qua, các chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội nói chung và đối với người khuyết tật (NKT) nói riêng trên địa bàn tỉnh được thực hiện tốt, tạo điều kiện cho NKT vượt qua khó khăn, trở ngại để vươn lên sống độc lập, hoà nhập với cộng đồng.

Giúp người khuyết tật tiếp cận dịch vụ để hòa nhập
“Dấu carbon” trên sản phẩm

Khi ý thức được “dấu carbon” trên sản phẩm, mỗi người sẽ chọn được hướng đi, một lối sống, sinh hoạt phù hợp hơn...

“Dấu carbon” trên sản phẩm
Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung

Từ ngày 16 đến 18/4, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với đoàn bác sĩ của Bệnh viện Kyoto Katsura (Nhật Bản) tổ chức đợt huấn luyện nâng cao về nội soi tiêu hóa can thiệp cho các bác sĩ tại các Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện 199 Đà Nẵng và Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi.

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top