ClockThứ Sáu, 27/03/2020 09:47
Lắp đặt điện mặt trời mái nhà:

Giải pháp tiết kiệm điện hiệu quả

TTH.VN - Cùng với các giải pháp tiết kiệm điện, lắp đặt điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đã và đang được các doanh nghiệp và hộ gia đình hưởng ứng góp phần tiết kiệm chi phí tiền điện và có thể bán phần điện dư không sử dụng hết.

Phát triển nguồn và lưới điện mặt trời hợp lýNhiều ý kiến quanh việc chia vùng giá điện mặt trờiNhóm bạn trẻ chế tạo thiết bị năng lượng mặt trời

Hệ thống ĐMTMN với công suất 145kWp được lắp đặt trên mái nhà xưởng Công ty CP Da giày Huế

Tiết kiệm chi phí tiền điện

Là một trong những khách hàng sử dụng điện với số lượng lớn, giữa năm 2019 bà Dương Thị Oanh, phường Xuân Phú, TP. Huế đã lắp đặt hệ thống ĐMTMN. Sau 7 tháng sử dụng, tháng 2/2020, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (Công ty Điện lực) đã hoàn tất việc thanh toán tiền mua điện từ dự án của bà Oanh với tổng lượng điện bán ra cho ngành điện trên 2.000 kWh.

Qua nghiên cứu, tìm hiểu, ông Lê Đình Rin ở phường An Đông triển khai lắp đặt hệ thống ĐMTMN. “Trước đây mỗi tháng gia đình sử dụng từ 800.000 - 1.200.000 đồng tiền điện, từ khi lắp đặt hệ thống ĐMTMN, số tiền điện hằng tháng giảm từ 50-80%. Gia đình tôi còn có nguồn thu từ việc bán phần điện dôi dư không sử dụng hết”, ông Rin chia sẻ.

Theo ông Rin, nguyên lý hoạt động của hệ thống ĐMTMN khá đơn giản, trong đó năng lượng mặt trời được hấp thụ bởi tấm pin và chuyển hóa thành nguồn điện 1 chiều, inverter chuyển dòng điện 1 chiều từ hệ thống tấm pin sang dòng điện xoay chiều để sử dụng, năng lượng điện sinh ra từ hệ thống ĐMTMN và năng lượng thừa không sử dụng hết sẽ được phát ngược lên lưới điện. Sử dụng ĐMTMN không những tiết kiệm tiền điện khi giá điện đang tăng, mà nguồn điện trong nhà luôn ổn định.

Lắp đặt ĐMTMN cho các hộ gia đình

Qua tìm hiểu, giá lắp đặt trên thị trường với hệ 3kWp đến 5kWp là phổ biến nhất, trong đó tổng giá trị từ 51- 100 triệu đồng (tương đương từ 17- 20 triệu đồng cho mỗi kWp), tùy thuộc vào thiết bị. Tại các hộ sử dụng ĐMTMN, mỗi kWp mỗi ngày sẽ sản sinh ra 4kWh điện, sản lượng này để để dùng vào các nhu cầu cơ bản của hộ gia đình. Nếu còn thừa, sẽ phát trực tiếp lên lưới điện khu vực và được ghi nhận qua công tơ đo đếm 2 chiều do điện lực lắp đặt miễn phí cho khách hàng.

Tăng cường tuyên truyền, vận động

Đến tháng 3/2020, Công ty Điện lực đã thỏa thuận đấu nối với 118 khách hàng lắp đặt hệ thống ĐMTMN với tổng công suất lắp đặt 2,4 MWp, trong đó có 1 khách hàng lắp đặt ĐMTMN với công suất lớn (995kWp) tại khu vực huyện Phú Lộc. Hiện, công ty đang đẩy mạnh các giải pháp truyền thông, tạo điều kiện thuận lợi nhất trong việc hướng dẫn thủ tục và hỗ trợ khách hàng thỏa thuận đấu nối hệ thống ĐMTMN vào lưới điện.

Để tăng cường công tác lắp đặt ĐMTMN, nhiều giải pháp, hình thức tuyên truyền trực quan nhằm thu hút sự chú ý của cộng đồng và khách hàng sử dụng điện đã được ngành điện triển khai trong thời gian qua, như: treo băng rôn tại trụ sở các điện lực, khuôn viên UBND các cấp và tại các khu vực đông dân cư; phát thanh lưu động trên các tuyến đường nội thị; phát động chương trình thi đua “Doanh nghiệp tiết kiệm điện tiêu biểu”, “Gia đình tiết kiệm điện tiêu biểu”; tổ chức chương trình tuyên truyền tiết kiệm điện trong trường học…

Phát tờ rơi về sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả đến các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh

Không chỉ tuyên truyền bằng các tờ rơi, cẩm nang, qua các phương tiện thông tin đại chúng, công ty còn phối hợp các cơ quan, đoàn thể, trường học tuyên truyền với nhiều hình thức sinh động, biểu dương cách làm hiệu quả của một số gia đình, doanh nghiệp tiêu biểu trong thực hành tiết kiệm điện, qua đó từng bước thay đổi nhận thức về cách sử dụng điện hợp lý - hiệu quả - tiết kiệm của cộng đồng dân cư.

Phó Giám đốc Công ty Điện lực Nguyễn Đại Phúc cho rằng, chủ trương của công ty là tiếp tục thúc đẩy phát triển ĐMTMN, trong đó khuyến khích các hộ gia đình, doanh nghiệp, nhà đầu tư có tiềm lực đầu tư hệ thống ĐMTMN đảm bảo hiệu quả đầu tư cũng như góp phần chung tay cùng ngành điện tiên phong, tích cực hưởng ứng chủ trương sử dụng năng lượng tái tạo. Công ty tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, trong thời gian nhanh nhất để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư, người dân trong kiểm tra kỹ thuật hệ thống, đấu nối lưới điện, lắp đặt công tơ 2 chiều miễn phí, lập thủ tục hợp đồng mua bán điện mặt trời và các thủ tục thanh toán khác.

Ngày 11/2/2020, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó nhấn mạnh ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, đặc biệt khuyến khích phát triển ĐMTMN, xem đây là một trong những giải pháp hữu hiệu để xã hội hóa nguồn điện, góp phần giảm áp lực cho ngành điện trong việc đảm bảo đủ nguồn cung cho sự “phát triển nóng” của nền kinh tế giai đoạn hiện nay.

Bài, ảnh: THANH HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025

UBND TP. Huế vừa thông báo thay đổi địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025 (Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới), đồng thời thông báo Countdown Huế 2025 sẽ là điểm cầu trực tiếp trên sóng VTV chào đón năm mới 2025 cùng với các điểm cầu Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng.

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

TIN MỚI

Return to top