ClockThứ Hai, 23/04/2018 12:15

Làng nghề Tân Thành chuẩn bị vào hội

TTH - Xác định Festival Huế là dịp để quảng bá sản phẩm (SP), làng nghề nước mắm Tân Thành (xã Quảng Công, huyện Quảng Điền) đang chuẩn bị nhiều SP để giới thiệu đặc sản của làng nghề vùng biển.

Chờ người về cùng “Sóng nước Tam Giang”Xây dựng thương hiệu nước mắm Phú ThuậnThơm ngon nước mắm Quảng Công

 Kiểm tra sản phẩm chuẩn bị trưng bày tại lễ hội "Sóng nước Tam Giang" của cơ sở nước mắm Bà Giang

Làng nghề nước mắm Tân Thành có 35 hộ tham gia sản xuất, trong số đó phải kể đến 2 cơ sở chế biến mắm, nước mắm lớn của bà Hồ Thị Giang và bà Phạm Thị Huê. Để chuẩn bị hàng trưng bày trong dịp lễ hội Sóng nước Tam Giang và Festival Huế 2018, các hộ sản xuất trong làng nghề nói chung, cơ sở chế biến nước mắm bà Giang và bà Huê nói riêng đang ráo riết các công đoạn cuối để tham gia lễ hội.

Là cơ sở sản xuất mắm, nước mắm được nhiều khách hàng đánh giá cao sau 3 kỳ tham dự Festival Huế, dịp Festival Huế 2018 này, cơ sở chế biến nước mắm bà Giang và bà Huê tiếp tục cung ứng trong những ngày lễ hội trên 23.000 lít nước mắm, 12.000 kg ruốc và mắm các loại.

“Đây là lần thứ 4 cơ sở của tôi tham dự Festivall Huế. Tại Festival Nghề truyền thống Huế 2017, cơ sở chúng tôi và nhiều bà con khác trong làng nghề nước mắm Tân Thành đã mang trưng bày hơn 15.000 lít nước mắm, 8.000 kg ruốc và mắm các loại. Qua 5 ngày tham gia đã tiêu thụ hơn 85% SP, trong đó những mặt hàng như nước mắm ruốc, nước mắm cá cơm, mắm thính luôn trong tình trạng “cháy hàng”, bà Hồ Thị Giang – chủ cơ sở nước mắm Bà Giang cho hay.

Từ độ tươi ngon của nguyên liệu cùng phương thức chế biến đặc thù đã tạo ra những SP nước mắm, ruốc và mắm các loại đậm đà, thơm ngon, nồng nàn hương biển. Nhiều năm trở lại, thương hiệu mắm tép, mắm ruốc, tôm khô và nước mắm của bà Giang, bà Huê nói riêng, làng nghề nước mắm Tân Thành nói chung đã góp phần làm phong phú sản vật địa phương, được nhiều người biết đến trong những dịp Festivall Huế.

Cùng với việc cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng SP, điều luôn được các hộ sản xuất của làng nghề Tân Thành quan tâm hàng đầu là vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Tất cả 35 hộ tham gia sản xuất chế biến đều nghiêm túc thực hiện theo quy chế sản xuất, tuân thủ các quy định của làng nghề.

“Ngoài những nội quy, quy định bằng văn bản, làng nghề chúng tôi có một quy tắc bất thành văn là không được sử dụng hóa chất bảo quản, nghĩa là phải cân chỉnh tỷ lệ muối phù hợp để nước mắm giữ được lâu. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm của người sản xuất”, bà Huê chia sẻ.

Về phía chính quyền, nhằm tạo uy tín cho SP đặc trưng của địa phương, định kỳ 3 tháng/lần, UBND xã Quảng Công phối hợp với Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Quảng Điền kiểm tra đột xuất quá trình chế biến, sản xuất của các hộ làm nghề.

“Sau khi được công nhận là làng nghề, chúng tôi luôn phối hợp với Sở Y tế kiểm tra quá trình chế biến, sản xuất tại làng nghề. Qua kiểm tra, các chủ cơ sở chế biến ở đây thực hiện rất nghiêm túc các quy định về VSATTP, cũng như chưa phát hiện tình trạng sử dụng chất bảo quản. Trong dịp lễ hội Sóng nước Tam Giang và Festivall Huế 2018 này cũng vậy, tất cả những mặt hàng trưng bày của làng nghề qua kiểm tra đều đảm bảo chất lượng”, ông Phan Gia Phú, Phó Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Quảng Điền khẳng định.

Bài, ảnh: Hàn Đăng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế còn gìn giữ và lưu truyền nhiều nghề, làng nghề truyền thống đặc sắc, có nhiều tài nguyên du lịch văn hoá và tài nguyên du lịch thiên nhiên có thể kết hợp với du lịch nghề, làng nghề truyền thống. Đó là cơ sở để mảnh đất Cố đô phát triển loại hình du lịch bổ trợ cho thế mạnh du lịch văn hóa - di sản.

Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế
"Chắp cánh" cho sản phẩm nông sản, làng nghề vươn xa

Sau 2 ngày diễn ra Hội chợ giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông sản, làng nghề do Hội Nông dân, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị xã Hương Trà phối hợp tổ chức tại công viên trung tâm thị xã, các sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, OCOP của địa phương có thêm cơ hội để vươn xa...

Chắp cánh cho sản phẩm nông sản, làng nghề vươn xa
Nghề làm mõ trên đồi Thủy Xuân

Vùng đồi Thủy Xuân, TP. Huế nổi tiếng với những ngôi chùa cổ như Từ Hiếu, Đông Thuyền, Bảo Lâm, Châu Lâm, Diệu Nghiêm... Lạc bước vào chốn mây gió tiêu diêu với nhiều rặng thông vi vu trên những sườn đồi này, vào buổi sớm tinh mơ hay khi hoàng hôn về, nghe trong gió tiếng chuông chùa ngân vang và cả những tiếng mõ đều đều từ những cánh cửa chùa vọng lại. Chợt thấy lòng êm dịu và thanh thản lạ thường.

Nghề làm mõ trên đồi Thủy Xuân
Du lịch làng nghề hấp dẫn du khách

Cùng với các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử trên địa bàn, du lịch làng nghề truyền thống đã và đang được du khách ưa chuộng khi nhiều cơ sở kinh doanh, làng nghề triển khai nhiều cách làm hay vừa giúp tăng thêm thu nhập, ổn định kinh tế gia đình, vừa bảo tồn và phát triển nghề truyền thống.

Du lịch làng nghề hấp dẫn du khách
Nghề truyền thống Huế se duyên cùng áo dài

Những tà áo dài được các nhà thiết kế sáng tạo dựa trên nền tảng các giá trị làng nghề truyền thống xứ Huế được trình diễn giữa sân khấu cộng đồng khiến người xem hào hứng, bất ngờ.

Nghề truyền thống Huế se duyên cùng áo dài

TIN MỚI

Return to top