ClockChủ Nhật, 28/04/2019 20:57

Nơi làng nghề tỏa sáng

TTH.VN - Trải dài từ đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, công viên Tứ Tượng đến Bảo tàng Văn hóa Huế, không gian tôn vinh nghệ nhân và các làng nghề (KGTVNN & CLN) nằm trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế (NTTH) 2019 là một trong những điểm đến hấp dẫn thu hút người dân và du khách.

Khai hội tôn vinh tinh hoa nghề ViệtMuôn sắc thổ cẩmNghệ nhân quốc tế khoe tài tại Festival Nghề truyền thống Huế

Tơ tằm và tơ sen của nghệ nhân Phan Thị Thuận đắt khách tại Festival NTTH 2019

Diễn ra từ ngày 26/4- 2/5, KGTVNN & CLN được tổ chức trong một khung cảnh đặc trưng với 30 ngôi nhà rường, vốn là kiệt tác của nghề chạm khắc gỗ Huế và những ngôi nhà tre xinh xắn mang dấu ấn của nghề mây tre đan. Tại đây, du khách có dịp chiêm ngưỡng những sản phẩm tinh xảo, độc đáo cùng với đôi bàn tay tài hoa của 350 nghệ nhân đến từ 60 làng nghề truyền thống và cơ sở nghề nổi tiếng trên cả nước tham gia, như dệt zèng A Lưới, gốm Phước Tích, mây tre đan Bao La, hoa giấy Thanh Tiên, diều Anh Vũ, đúc đồng (Huế); dệt lanh Sáp Ong (Hà Giang); dệt lụa Nha Xá (Hà Nam); thổ cẩm Châu Mạ (Lâm Đồng); sen Ba Tre (Đồng Tháp); gốm Bát Tràng (Hà Nội), dệt đũi (Thái Bình)...

Lần đầu tiên tham gia trưng bày sản phẩm, thao diễn nghề dệt tơ tằm tại Festival NTTH, Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức (Hà Nội) mang đến cho người dân và du khách những sản phẩm từ tơ tằm và tơ sen, như khăn quàng, lụa, ruột và vỏ chăn tơ tằm.

Gốm Phước Tích khoe sắc cùng lễ hội

Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận, Giám đốc DN cho biết, là DN hoạt động trong lĩnh vực dệt lụa từ 30 năm nay, đây là lần đầu tiên DN tham gia trưng bày sản phẩm tại Festival và rất vui khi số lượng khách đến tham quan, mua sắm các sản phẩm lụa và tơ sen khá đông. Với hàng trăm mét vải lụa do DN tự dệt, trong đó tơ sen được rút từ cuống lá sen để tạo ra tấm lụa dùng làm khăn quàng, quà lưu niệm; còn tơ tằm do con tằm ăn lá dâu và tự dệt tạo ra bông tơ tằm, tất cả các sản phẩm này được dệt từ nguyên liệu tự nhiên nên có độ mềm và mát.

Cùng quan điểm với nghệ nhân Phan Thị Thuận, đến với Festival NTTH 2019, nghệ nhân Phạm Minh Đức cùng 29 nghệ nhân của làng gốm Bát Tràng (Hà Nội) đã mang đến 400 mẫu sản phẩm gốm mới, như bình cỡ lớn, bộ ấm trà, ly sứ, bình hoa… “Đây là lần thứ 6 gốm Bát Tràng có mặt tại Huế, song điều mà chúng tôi cảm nhận được tại lễ hội này đó là sự yêu quý của người dân Huế, du khách dành cho gốm Bát Tràng không hề thay đổi. Mọi người vẫn đến tham quan, mua sắm và tìm hiểu quy trình làm gốm từ các nghệ nhân, đây chính là động lực thôi thúc các nghệ nhân luôn cải tiến mẫu để tạo ra nhiều mẫu mã mới mang đến festival”, nghệ nhân Phạm Minh Đức chia sẻ.

Dệt zèng A Lưới hội tụ về Huế

Đối với HTX Mây tre đan Bao La, đến với Festival NTTH không chỉ để trưng bày, quảng bá thương hiệu mà đây chính là dịp để tiêu thụ sản phẩm và ký kết các hợp đồng giá trị. Theo lãnh đạo HTX, mặc dù mới diễn ra 3 ngày, song doanh số bán hàng đạt trên 60 triệu đồng, bằng doanh số tiêu thụ gần cả năm tại cửa hàng trưng bày của HTX.

Mỗi kỳ Festival NTTH, du khách và người dân Huế có dịp nhìn ngắm những sản phẩm tinh xảo, độc đáo cùng với đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân và cũng từ festival, nhiều làng nghề trong và ngoài nước đã trở thành những địa điểm du lịch hấp dẫn, mang lại nguồn thu ổn định và góp phần vào việc khôi phục, phát huy giá trị sản phẩm làng nghề.

Giày Xưa với cách trưng bày độc, lạ thu hút khách

Chủ tịch UBND TP. Huế - Nguyễn Văn Thành, Trưởng ban tổ chức Festival NTTH 2019 cho rằng, Festival NTTH từng bước khẳng định thương hiệu và có sức thu hút đối với các nghệ nhân, làng nghề trong cả nước. Từ việc TP phải tài trợ toàn bộ chi phí cho các nghệ nhân, cơ sở nghề đến dự festival, năm nay rất nhiều nghệ nhân, cơ sở nghề trong nước và ở nước ngoài đã tự nguyện đến với festival nhưng không đòi hỏi sự tài trợ của TP, điều này đã khẳng định “thương hiệu” của Festival NTTH và sức lan tỏa, hiệu quả kinh tế mà lễ hội này mang lại cho các làng nghề.

Theo ông Thành, xét về mặt kinh tế, Festival NTTH đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế TP, tăng thu ngân sách địa phương và tạo việc làm cho người lao động. Các ngành nghề thủ công truyền thống được tôn vinh, quảng bá, từ đó giúp phát triển thị trường đầu ra cho sản phẩm làng nghề, tạo điều kiện để các nghề, làng nghề tiếp tục được duy trì và phát triển; đồng thời mở hướng để ngành du lịch đầu tư phát triển sản phẩm du lịch mới, đó là du lịch tham quan làng nghề, mang lại lợi ích kinh tế cho nhiều lĩnh vực.

Bài, ảnh: Thành Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội phát triển không gian xứng tầm Thủ đô của cả nước

Hà Nội đang vươn mình phát triển mạnh mẽ với không gian phát triển xứng tầm Thủ đô của cả nước và được nhiều nước trên thế giới vinh danh là “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”, “Thành phố vì hòa bình”, “Thành phố sáng tạo”... Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), phóng viên báo Tin tức đã phỏng vấn ông Phạm Quang Nghị, nguyên Bí thư Thành uỷ Hà Nội về vấn đề này.

Hà Nội phát triển không gian xứng tầm Thủ đô của cả nước
"Chắp cánh" cho sản phẩm nông sản, làng nghề vươn xa

Sau 2 ngày diễn ra Hội chợ giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông sản, làng nghề do Hội Nông dân, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị xã Hương Trà phối hợp tổ chức tại công viên trung tâm thị xã, các sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, OCOP của địa phương có thêm cơ hội để vươn xa...

Chắp cánh cho sản phẩm nông sản, làng nghề vươn xa
Nghề làm mõ trên đồi Thủy Xuân

Vùng đồi Thủy Xuân, TP. Huế nổi tiếng với những ngôi chùa cổ như Từ Hiếu, Đông Thuyền, Bảo Lâm, Châu Lâm, Diệu Nghiêm... Lạc bước vào chốn mây gió tiêu diêu với nhiều rặng thông vi vu trên những sườn đồi này, vào buổi sớm tinh mơ hay khi hoàng hôn về, nghe trong gió tiếng chuông chùa ngân vang và cả những tiếng mõ đều đều từ những cánh cửa chùa vọng lại. Chợt thấy lòng êm dịu và thanh thản lạ thường.

Nghề làm mõ trên đồi Thủy Xuân
Chăm sóc không gian xanh ở bệnh viện

Với nhiều hoạt động, Bệnh viện Mắt (BVM) Huế đang tạo ra không gian xanh với mục tiêu: “Đẹp như công viên - Sạch như ở nhà”. Không chỉ bệnh nhân, người nhà, cả nhân viên y tế đều có cảm giác thoải mái được hòa mình vào thiên nhiên.

Chăm sóc không gian xanh ở bệnh viện

TIN MỚI

Return to top