ClockThứ Bảy, 30/11/2019 07:00

Tiếp sức cho sản phẩm chủ lực

TTH - Với 11 sản phẩm được công nhận sản phẩm chủ lực (SPCL) Huế, UBND TP. Huế đã và đang phối hợp với các sở, ban ngành triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất từng bước nâng cao chất lượng, quy chuẩn và năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu thị trường.

Sản phẩm làng nghề: Tiêu thụ gắn với phát triển du lịchTạo sản phẩm tốt hơn về chất lượng, đẹp hơn về mẫu mã

Sau khi được công nhận là sản phẩm chủ lực, kẹo mè xửng Huế được UBND TP. Huế hỗ trợ thiết kế mẫu bao bì đóng gói nhằm nâng giá trị sản phẩm và thu hút khách

Đổi mới công nghệ

Là một trong số 11 SPCL của TP. Huế, nhiều năm qua, sản phẩm pháp lam nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của UBND TP. Huế và các sở, ban ngành trong việc đào tạo nghề, đầu tư máy móc thiết bị và thiết kế mẫu. Sau khi tiếp nhận các mẫu thiết kế do Sở Công thương hỗ trợ kinh phí thiết kế và chuyển giao, như mô hình Đại Nội, tượng cụ Phan Bội Châu, tượng con Nghê để sản xuất bằng nguyên liệu đồng đỏ và pháp lam, tháng 10/2019, Công ty TNHH Thái Hưng (TP. Huế) tiếp tục được Sở Công thương phê duyệt đề án hỗ trợ vốn khuyến công thông qua Phòng Kinh tế thành phố với mức hỗ trợ gần 200 triệu đồng.

Giám đốc công ty, ông Đỗ Hữu Triết cho rằng, sản xuất pháp lam mỹ nghệ cần nhiều loại máy móc để tiết giảm nhân công, nâng cao chất lượng và hạ giá thành. Sau khi tham khảo thị trường, DN đầu tư gần 500 triệu đồng trang bị máy ép thủy lực công suất lớn vào sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và lưu niệm, trong đó nguồn vốn khuyến công đã hỗ trợ 180 triệu đồng.

Cùng với pháp lam, hương trầm Huế được xác định là SPCL riêng có của địa phương khi trên địa bàn có trên 40 cơ sở, DN sản xuất hương, trầm, tinh dầu trầm và các sản phẩm mỹ nghệ trầm hương.

Là DN chuyên sản xuất các sản phẩm hương, trầm, tinh dầu trầm có mặt ở Huế hơn 30 năm, hiện mỗi năm Công ty TNHH MTV Kỳ Nam Anh (phường Thủy Xuân) cung ứng ra thị trường trên 10 tấn sản phẩm các loại, doanh thu trên 3 tỷ đồng/năm và giải quyết việc làm cho 30 lao động.

Hương trầm Huế đang được đề xuất công nhận làng nghề và nghề truyền thống Huế

Theo Giám đốc công ty Hồ Thị Lệ Trang, để sản xuất số lượng lớn và tiết giảm nhân công, DN đã đầu tư trên 2 tỷ đồng trang bị các loại máy phóng hương, máy in trầm và một số thiết bị chuyên dụng phục vụ sản xuất.

Hiện, sản phẩm không chỉ cung ứng trong nước mà xuất khẩu sang các thị trường Pháp, Dubai, Nhật Bản…

Bà Trang cho biết, sau khi được UBND TP. Huế lựa chọn là SPCL, cuối năm 2018 hương trầm Thủy Xuân thành lập hội nghề, đây là tiêu chí để công nhận hương trầm Huế là làng nghề và nghề truyền thống góp phần giúp các DN, cơ sở sản xuất thụ hưởng các chính sách, hỗ trợ của Nhà nước để khôi phục và phát triển nghề.

Giải pháp

Trưởng phòng Kinh tế TP. Huế, ông Đồng Sỹ Toàn khẳng định, sau khi đưa vào danh mục SPCL của tỉnh và TP. Huế, nhiều sản phẩm được các sở, ban ngành hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu tập thể, lô gô, thiết kế bao bì đóng gói, đào tạo nghề và đầu tư máy móc thiết bị để phát triển sản xuất. Nhiều sản phẩm như đúc đồng mỹ nghệ, thêu tay, pháp lam, hương trầm, mè xửng… không chỉ được hỗ trợ vật chất, mà những người trực tiếp sản xuất được đề xuất công nhận nghệ nhân để ghi nhận những cống hiến với nghề.

Trong 2 năm 2018 và 2019, UBND TP. Huế đã đầu tư trên 200 triệu đồng để tổ chức các hội thi thiết kế lô gô Huế, bao bì cho sản phẩm mè xửng và thanh trà, đồng thời tổ chức các hội nghị kết nối cung cầu và quảng bá thương hiệu sản phẩm cho các SPCL. “Dù nguồn kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho các DN chưa nhiều, song quan trọng là khâu hỗ trợ tiếp cận thị trường, tạo môi trường quảng bá và nâng cao năng lực cạnh tranh, còn DN phải tự vươn lên bằng việc thay đổi công nghệ và đổi mới mẫu mã, bao bì đóng gói để cạnh tranh”, ông Toàn nhấn mạnh.

Hiện, TP. Huế có 11 sản phẩm được công nhận danh mục SPCL, đó là đúc đồng mỹ nghệ, thêu tay truyền thống, pháp lam, hương trầm, áo dài, kẹo mè xửng, tôm chua, nem chả tré, bưởi thanh trà, bún bò và cơm chay.

Theo lãnh đạo Sở Công thương, phát triển SPCL trên địa bàn TP. Huế, sắp tới sẽ tranh thủ nguồn vốn khuyến công để hỗ trợ đổi mới mẫu mã, kiểu dáng, bao bì sản phẩm kẹo mè xửng; khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở sản xuất tôm chua đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất để chuyển từ sản xuất thủ công sang sản xuất công nghiệp và hỗ trợ cải tiến bao bì sản phẩm để nâng cao khả năng thương mại hóa sản phẩm.

Ngoài nguồn hỗ trợ của TP. Huế và các sở, ban ngành, năm 2020, UBND tỉnh tiếp tục hỗ trợ các DN, cơ sở trên địa bàn công tác phát triển thị trường, giới thiệu sản phẩm; trưng bày, quảng bá thương hiệu sản phẩm thông qua các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước. Qua đó, sẽ tập trung phát triển thị trường các sản phẩm mè xửng, tôm chua, dầu tràm, mứt gừng, bún bò, sản phẩm từ quả vả, hạt sen, bưởi thanh trà... và các sản phẩm đặc sản sản xuất theo hướng hữu cơ, an toàn.

Đối với các sản phẩm đúc đồng, thêu tay, pháp lam, áo dài, bún bò và cơm chay, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Du lịch hình thành các tour du lịch tham quan làng nghề và thưởng thức các món ăn Huế, các tour khám phá ẩm thực, trải nghiệm nghệ thuật chế biến ẩm thực Huế để đưa sản phẩm đến gần hơn với du khách.

Bài, ảnh: THANH HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế còn gìn giữ và lưu truyền nhiều nghề, làng nghề truyền thống đặc sắc, có nhiều tài nguyên du lịch văn hoá và tài nguyên du lịch thiên nhiên có thể kết hợp với du lịch nghề, làng nghề truyền thống. Đó là cơ sở để mảnh đất Cố đô phát triển loại hình du lịch bổ trợ cho thế mạnh du lịch văn hóa - di sản.

Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế
"Chắp cánh" cho sản phẩm nông sản, làng nghề vươn xa

Sau 2 ngày diễn ra Hội chợ giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông sản, làng nghề do Hội Nông dân, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị xã Hương Trà phối hợp tổ chức tại công viên trung tâm thị xã, các sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, OCOP của địa phương có thêm cơ hội để vươn xa...

Chắp cánh cho sản phẩm nông sản, làng nghề vươn xa
Nghề làm mõ trên đồi Thủy Xuân

Vùng đồi Thủy Xuân, TP. Huế nổi tiếng với những ngôi chùa cổ như Từ Hiếu, Đông Thuyền, Bảo Lâm, Châu Lâm, Diệu Nghiêm... Lạc bước vào chốn mây gió tiêu diêu với nhiều rặng thông vi vu trên những sườn đồi này, vào buổi sớm tinh mơ hay khi hoàng hôn về, nghe trong gió tiếng chuông chùa ngân vang và cả những tiếng mõ đều đều từ những cánh cửa chùa vọng lại. Chợt thấy lòng êm dịu và thanh thản lạ thường.

Nghề làm mõ trên đồi Thủy Xuân
Du lịch làng nghề hấp dẫn du khách

Cùng với các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử trên địa bàn, du lịch làng nghề truyền thống đã và đang được du khách ưa chuộng khi nhiều cơ sở kinh doanh, làng nghề triển khai nhiều cách làm hay vừa giúp tăng thêm thu nhập, ổn định kinh tế gia đình, vừa bảo tồn và phát triển nghề truyền thống.

Du lịch làng nghề hấp dẫn du khách
Nghề truyền thống Huế se duyên cùng áo dài

Những tà áo dài được các nhà thiết kế sáng tạo dựa trên nền tảng các giá trị làng nghề truyền thống xứ Huế được trình diễn giữa sân khấu cộng đồng khiến người xem hào hứng, bất ngờ.

Nghề truyền thống Huế se duyên cùng áo dài

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top