ClockThứ Ba, 09/02/2021 12:06

Covid-19 bùng phát, doanh nghiệp tiếp tục được gia hạn hơn 115.000 tỷ đồng tiền thuế, phí

Trong bối cảnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, Bộ Tài chính có đề xuất Chính phủ gia hạn các loại thuế, phí và lệ phí cho doanh nghiệp, cá nhân trong năm 2021 với số tiền ước tính hơn 115.000 tỷ đồng.

Tháng 1, thu gần 2.100 tỷ đồng từ thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệpXuân yêu thương cho trẻ em các trung tâm bảo trợ xã hộiNhật Bản: 1.000 doanh nghiệp phá sản do đại dịch COVID-19Hàn Quốc: Tổng thống kêu gọi tập trung chính sách vào việc phục hồi toàn diện sau đại dịch COVID-19

Nhằm giảm tác động của đại dịch Covid-19 đối với doanh nghiệp, Bộ Tài chính vừa có tờ trình Chính phủ phê duyệt chủ trương gia hạn các loại thuế, phí và lệ phí trong năm 2021. Theo đó, có 4 loại thuế, phí tiếp tục được gia hạn từ 3 đến 5 tháng trong năm 2021, trong đó, có thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuế thuê đất.

Thuế giá trị gia tăng dự kiến được gia hạn thời gian nộp 5 tháng trong năm 2021 với số thu gia hạn ước tính hơn 68.800 tỷ đồng; thuế thu nhập doanh nghiệp được gia hạn nộp 3 tháng, ước tính số tiền gia hạn là hơn 40.500 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp may mặc bị ảnh hưởng nặng do dịch Covid-19

Đối với thuế thu nhập cá nhân đối với số tiền thuế phát sinh phải nộp năm 2021 của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoạt động trong các ngành kinh tế, lĩnh vực được gia hạn. Dự kiến, số thuế hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được gia hạn là khoảng 1.300 tỷ đồng.

Về thuế tiền thuê đất, Bộ Tài chính đề nghị gia hạn đối với số tiền thuê đất phải nộp kỳ đầu năm 2021 của doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân thuộc đối tượng được giảm. Dự kiến số tiền thuê đất được gia hạn khoảng 4.400 tỷ đồng.

Bộ Tài chính cho biết, do người nộp thuế phải thực hiện nộp thuế vào ngân sách vào cuối năm 2021 nên số thu ngân sách của năm 2021 sẽ không giảm. Để chính sách sớm đi vào cuộc sống, Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ giao cho Bộ này xây dựng Nghị định theo trình tự thủ tục rút gọn.

Năm 2020, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát dữ dội, Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ giãn, hoãn và giảm nộp thuế hàng loạt ngành, lĩnh vực và được Chính phủ đồng ý, ký ban hành trong thời gian ngắn. Hàng trăm nghìn doanh nghiệp, hàng chục nghìn hộ kinh doanh cá nhân đã được giãn, hoãn, nộp nhiều loại thuế như VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiền thuê, sử dụng đất. Cùng với đó là hàng loạt loại phí, lệ phí như phí trước bạ ô tô, phí công chứng, phí cho các doanh nghiệp hàng không, cảng, doanh nghiệp vận tải đều được Bộ Tài chính giãn, hoãn và giảm mạnh.

Tính đến hết tháng 11/2020, tổng số tiền thuế và thu ngân sách đã gia hạn, miễn, giảm theo các chính sách đã ban hành đạt khoảng 100.000 tỷ đồng, ước thực hiện cả năm 2020 đạt gần 112.000 tỷ đồng (trong đó, số tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất được gia hạn khoảng 84.400 tỷ đồng; số được miễn, giảm khoảng 27.300 tỷ đồng).

Theo ông Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Tài chính, đặt trong tổng thể các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đã được ban hành và triển khai thực hiện vào thực tế, các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất thời gian qua được đánh giá là kịp thời, có tác động tích cực và được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao, góp phần tháo gỡ khó khăn, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và duy trì tăng trưởng.

“Cùng với việc xây dựng, triển khai các giải pháp về chính sách nêu trên, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy, cải cách thủ tục hành chính và đẩy mạnh hiện đại hoá toàn diện các lĩnh vực của ngành tài chính, đặc biệt là trong các lĩnh vực thuế, hải quan, vốn được xem là các lĩnh vực có liên quan nhiều và trực tiếp tới doanh nghiệp... góp phần kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, tạo điều kiện để doanh nghiệp hoạt động ổn định và phát triển”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều doanh nghiệp vẫn chậm đóng bảo hiểm xã hội

Tình trạng nhiều đơn vị, doanh nghiệp (DN) chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho hàng nghìn lao động với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi người lao động (NLĐ).

Nhiều doanh nghiệp vẫn chậm đóng bảo hiểm xã hội
Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh

Nền an ninh nhân dân “là sức mạnh tinh thần, vật chất, sự đoàn kết và truyền thống dựng nước, giữ nước của toàn dân tộc được huy động vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt”(1). Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 một lần nữa khẳng định: Xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân phải là sự nghiệp của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước, trong đó lực lượng công an giữ vai trò tham mưu và nòng cốt.

Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh
Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT 6 tháng cuối năm

Chính phủ vừa có Tờ trình trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024.

Đề xuất tiếp tục giảm 2 thuế GTGT 6 tháng cuối năm
Khi doanh nghiệp là ngôi nhà thứ hai

Ngoài nâng cao chế độ lương, thưởng, nhiều doanh nghiệp (DN) đã quan tâm hơn đến việc cải thiện môi trường làm việc và xây dựng các công trình phúc lợi giúp người lao động (NLĐ) yên tâm cống hiến, gắn bó lâu dài với DN.

Khi doanh nghiệp là ngôi nhà thứ hai
TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN:
Để không có vùng trắng tín dụng

Tăng khả năng tiếp cận tín dụng nói riêng và các dịch vụ tài chính nói chung sẽ góp phần nâng cao năng lực của toàn xã hội, nhất là người yếu thế.

Để không có vùng trắng tín dụng

TIN MỚI

Return to top