ClockThứ Tư, 12/07/2023 12:13

Đẩy mạnh đánh giá tác động, thiệt hại từ các vụ phòng vệ thương mại

Theo lãnh đạo Bộ Công Thương, các yêu cầu nhiệm vụ về thực hiện các cam kết quốc tế sâu hơn, đòi hỏi nhanh hơn… song hiệu quả công tác phòng vệ thương mại của Việt Nam đạt được rất tích cực.

Shanhaimap tổ chức thành công “hội chợ triển lãm thương mại điện tử 2023Bảo vệ người tiêu dùng trên môi trường thương mại điện tửDanh sách đơn vị tham gia Hội chợ triển lãm Thương mại điện tử Việt Nam 2023Không có “vùng cấm” trong chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giảCác sàn thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam tham gia triển lãm Ecommerce Exhibition 2023 Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu để phát triển thương mại điện tử

leftcenterrightdel
Cục Phòng vệ Thương mại sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2023 

Thời gian tới, Cục Phòng vệ Thương mại cần nỗ lực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, trong đó chủ động rà soát kỹ pháp luật; thực hiện hiệu quả thủ tục hành chính trong lĩnh vực phòng vệ thương mại. Đặc biệt, cần đẩy mạnh công tác đánh giá các tác động, thiệt hại từ các vụ việc phòng vệ thương mại.

Đây là yêu cầu của ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Bộ Công Thương tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và kế hoạch triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 của Cục Phòng vệ Thương mại ngày 11/7.

Theo ông Trịnh Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại, trong nửa đầu năm, Cục tiếp tục triển khai 3 thủ tục hành chính cấp độ 4 theo Quyết định số 1573/QĐ-BCT ngày 15/6/2021 của Bộ Công Thương gồm: Thủ tục khai báo nhập khẩu hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để phục vụ công tác điều tra; Thủ tục miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại; Thủ tục bổ sung lượng hàng hóa được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thươmg mại; Công tác tham mưu đàm phán, thực thi các FTA và tham gia trong khuôn khổ WTO.

Về công tác điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, Cục Phòng vệ Thương mại đã tiếp nhận và xử lý 4 hồ tiếp nhận và xử lý các hồ sơ đề nghị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

Theo đó, ngày 13/2, Cục đã trình Bộ Công Thương ban hành Quyết định 235/QĐ-BCT áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức với sản phẩm bàn ghế từ Trung Quốc và Malaysia, đồng thời, Cục tiếp tục thực hiện công tác rà soát nhà xuất khẩu mới và xuất khẩu hàng năm, trong đó đã trình lãnh đạo Bộ Công Thương 3 quyết định rà soát nhà nhập khẩu mới…

Đối với công tác ứng phó với các vụ điều tra từ nước ngoài, trong 6 tháng đầu năm 2023, Cục Phòng vệ Thương mại đã phối hợp với các đơn vị thuộc các bộ, ngành liên quan triển khai có hệ thống hàng loạt các hoạt động như cảnh báo sớm các mặt hàng có nguy cơ bị nước ngoài điều tra phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh phòng vệ thương mại; hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu xử lý ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại cụ thể.

Cùng với đó là tham gia cung cung cấp, giải trình các chính sách của Chính phủ Việt Nam bị cáo buộc trợ cấp; tham gia phản biện pháp lý đối với các vi phạm, khả năng vi phạm cam kết quốc tế của cơ quan điều tra nước ngoài; tiến hành các hoạt động giải quyết tranh chấp tại WTO; thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế để góp phần nâng cao năng lực kháng kiện phòng vệ thương mại.

Ngoài ra, Cục tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp xử lý các vụ việc khởi xướng từ những năm trước. Một số vụ việc đã có kết luận sơ bộ hoặc cuối cùng trong 6 tháng đầu năm 2023.

“Các hoạt động trên đã đem lại một số kết quả tích cực, trong đó, Việt Nam chứng minh doanh nghiệp xuất khẩu không có các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đang áp dụng với nước thứ ba trong vụ việc Hoa Kỳ điều tra chống lẩn tránh với thép dây không gỉ dạng tròn, việc Australia chấm dứt điều tra chống bán phá giá với amoni nitrat...,” ông Trịnh Anh Tuấn nêu ví dụ.

leftcenterrightdel
Doanh nghiệp tìm hiểu kỹ các quy định của thị trường nhập khẩu để giảm thiểu các vụ kiện chống bán phá giá. 

Nhấn mạnh thêm các kết quả trên, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đánh giá, 6 tháng năm 2023, Cục Phòng vệ thương mại có những chuyển đổi, mặc dù có thêm nhiều vụ việc phòng vệ thương mại; các yêu cầu nhiệm vụ về thực hiện các cam kết quốc tế sâu hơn, đòi hỏi nhanh hơn… song hiệu quả công tác phòng vệ thương mại đạt được rất tích cực.

Định hướng thời gian tới, Thứ trưởng lưu ý, Cục Phòng vệ Thương mại phối hợp với các đơn vị trong Bộ Công Thương và các bộ, ngành khác như hải quan, tài chính, hiệp hội… trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ.

“Cục Phòng vệ Thương mại cần rà soát cơ sở vật chất, bổ sung đội ngũ nhân lực, cán bộ quản lý để kịp thời đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được Bộ Công Thương giao đối với lĩnh vực phòng vệ thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng cũng như thực hiện các cam kết từ các hiệp định thương mại-FTA,” Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân lưu ý thêm./.

Theo Vietnam+
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thừa Thiên Huế luôn đồng hành cùng doanh nghiệp FDI

Thừa Thiên Huế luôn đồng hành cùng doanh nghiệp FDI là chia sẻ của ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại chương trình gặp gỡ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 do Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Câu lạc bộ FDI tổ chức tối 12/12.

Thừa Thiên Huế luôn đồng hành cùng doanh nghiệp FDI
Từ 1/1/2025: Doanh nghiệp cần cập nhật thông tin đăng ký kinh doanh

Doanh nghiệp (DN) sẽ không tốn bất kỳ khoản phí và lệ phí nào liên quan thủ tục cập nhật thông tin địa giới hành chính của DN. Đó là khẳng định của bà Nguyễn Thị My My, Phó Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư với Báo Thừa Thiên Huế. Bà My cho biết thêm:

Từ 1 1 2025 Doanh nghiệp cần cập nhật thông tin đăng ký kinh doanh

TIN MỚI

Return to top