ClockThứ Năm, 04/04/2024 05:48

Đô thị Huế hiện đại & hành trình phát triển - Kỳ 2: Đi tìm mô hình phù hợp

TTH - Từ sau cách mạng tháng Tám 1945 đến ngày giải phóng 26/3/1975, Huế liên tục có sự thay đổi mô hình, từ thành phố, đô thị và cuối cùng quay trở lại là thị xã Huế.

Đô thị Huế hiện đại & hành trình phát triển - Kỳ 1: Thành phố bên bờ sông HươngMở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 1: Hiến kế cho quy hoạchTìm lối đi riêng cho du lịch phố cổ

 Ghe thuyền tụ tập gần chợ Đông Ba vào năm 1967. Ảnh: Tư liệu

Một thời, thành phố Thuận Hóa

Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, phủ Thừa Thiên mang tên tỉnh Nguyễn Tri Phương được hơn 1 tháng, sau đó trở lại tên gọi tỉnh Thừa Thiên. Bấy giờ tỉnh Thừa Thiên có 6 huyện và thành phố Huế. Sắc lệnh số 77 ngày 21/12/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đặt Huế là thị xã và sau đó, thành phố còn có tên Thuận Hóa, trực thuộc Trung Kỳ, gồm có 8 khu phố. Khu phố 1 và 2 gồm toàn bộ khu vực Thành Nội. Khu vực 3 gồm khu vực xung quanh Kinh thành. Khu vực Bãi Dâu là khu phố 4. Khu phố 5 từ Đập Đá xuống Vĩ Dạ và khu phố 6 từ Đập Đá lên vùng xung quanh sân vận động đến cầu An Cựu. Từ cầu Trường Tiền đến cầu Lòn là khu phố 7 và khu phố 8 là vùng vạn đò “thủy diện”.

Ngày 24/1/1946, Sắc lệnh số 11 của Chính phủ lâm thời, quy định Huế “tạm thời coi như là thị xã” và sau đó ngày 13/8/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh số 153, quy định sáp nhập Thành Nội và thành phố Huế. Năm 1947, thị xã Huế được tổ chức lại thành 3 quận và 8 khu phố. Quận 1 (vùng Nội Thành) gồm có 1 khu phố; quận 2 là vùng Tả ngạn sông Hương (bờ bắc) gồm  có 3 khu phố và quận 3 là vùng Hữu ngạn sông Hương (bờ nam) có 4 khu phố.   

Đầu năm 1947, trong bộ máy hành chính của chính quyền thực dân, thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên có 11 phường ngoại thành, gồm Phú Bình, Phú Nhuận, Phú Cát, Phú Ninh, Phú Hậu, Phú Thạnh, Phú Hòa, Phú Thọ, Phú Hội, Phú Vĩnh, Phú Mỹ và 10 phường nội thành (Kinh thành Huế), gồm Huệ An, Vĩnh An, Thuận Cát, Trung Hậu, Phú Nhơn, Tây Lộc, Tây Linh, Trung Tích, Thái Trạch, Tri Vụ. Ngày 21/5/1947, Hội đồng Chấp chánh lâm thời Trung Kỳ ra Nghị định số 84-NĐ thiết lập 3 Nha Bang tá ở thành phố Huế, gồm Thành Nội, Gia Hội và An Cựu.

Ngày 3/11/1951, Thủ hiến Trung Việt ra Nghị định số 1728 –NĐ/PC và Nghị định số 1729 – NĐ/PC thành lập tại thành phố Huế 2 quận cảnh sát Tả Ngạn và Hữu Ngạn, đồng thời bãi bỏ các bang tá Thành Nội, Gia Hội và An Cựu.

Từ đô thị Huế đến thị xã Huế

Ngày 10/11/1956, tại Thông tư số 4.107 –BNV/HC của Bộ Nội vụ chính quyền Sài Gòn đã thông báo danh xưng hành chính của Huế là “đô thị Huế”, có tính cách pháp nhân, ngân sách và công sản, đặt dưới quyền quản trị của một Đô trưởng chỉ định và Hội đồng đô thị.

Nghị định số 2058 - ND/PC ngày 23/10/1956, đô thị Huế gồm có 3 quận. Quận Thành Nội gồm có các phường Tây Lộc, Tri Vụ, Thuận Cát, Huệ An, Trung Tích, Tây Linh, Thái Trạch, Phú Nhơn, Vĩnh Ân và Trung Hậu. Quận Hữu Ngạn có 2 khu là Khu A (phường Phú Vĩnh và Phú Ninh) và Khu B (phường Phú Nhuận và Phú Hội). Quận Tả Ngạn gồm 4 khu; Khu Phú Hiệp có 3 phường Phú Hậu, Phú Mỹ và Phú Thọ; Khu Phú Hương có phường Phú Cát; Khu Phú Thuận có 2 phường Phú Hòa và Phú Bình; Khu Phú An có phường Phú Thạnh và 9 vạn đò.

Ngày 21/1/1959, chính quyền Sài Gòn ra Sắc lệnh số 23 - TTP thay thế danh từ “Đô thị” thành “Thành phố”. Cùng với Đà Nẵng và Đà Lạt, Huế được gọi là thành phố. Ngày 31/5/1964, Sắc lệnh số 669 – BNV/NC của Tổng trưởng Nội vụ đã đổi các thành phố Huế, Đà Nẵng và Đà Lạt thành thị xã. Danh xưng thị xã Huế được chính quyền Sài Gòn sử dụng cho đến tháng 3/1975.

Ngày 19/6/1967, chính quyền Sài Gòn ra Nghị định số 1455 - NĐ/ĐUHC chia thị xã Huế thành 3 quận. Quận Nhất gồm các tường thành và hào bao bọc khu Thành Nội, kể cả Mang Cá nhỏ. Quận Nhì có ranh giới với quận Nhất, tả ngạn sông Hương, ranh giới với xã Phú Lưu thuộc quận Phú Vang, hữu ngạn sông Hương nối qua sông Đào, cửa Hậu và sông Kẻ Vạn. Quận Ba ở tả ngạn sông Hương, ranh giới các xã Phú Lưu, Phú Lương (quận Phú Vang), các xã Thủy Phú, Thủy An, Thủy Phước, Thủy Trường, Thủy Xuân (quận Hương Thủy).

Ngày 4/8/1968, chính quyền Sài Gòn ra Nghị định số 319/BNV/NC/19 quy định địa phận thị xã Huế gồm 10 khu phố, 22 khóm và 11 vạn trực thuộc 3 quận. Quận Nhất gồm có 3 khu phố là Thuận Hòa (có 4 khóm gồm Tây Lộc, Tri Vụ, Huệ An, Thuận Cát), Thuận Thành (có 4 khóm gồm Thái Trạch, Trung Tích, Trung Hậu, Đại Nội)  và Thuận Lộc (có 3 khóm, gồm Tây Linh, Phú Nhơn, Vĩnh An). Quận Nhì gồm 5 khu phố: Phú Thuận (có 2 khóm, gồm Phú Thạnh, Phú Bình), Phú Hòa (có 1 khóm là Phú Hòa), Phú Hiệp (có 3 khóm gồm Phú Mỹ, Phú Thọ, Phú Hậu), Phú Cát (có 1 khóm là Phú Cát) và Phú An ( có 11 vạn đò). Quận Ba gồm 2 khu phố là Vĩnh Ninh (có 2 khóm gồm Phú Ninh, Phú Vĩnh) và Vĩnh Lợi ( có 2 khóm gồm Phú Hội, Phú Nhuận).

Ngày 19/6/1970, chính quyền Sài Gòn ra Nghị định số 637 – NĐ/NV điều chỉnh lại ranh giới giữa quận Nhất và quận Nhì thuộc thị xã Huế. Theo đó, quận Nhất bao gồm khu Thành Nội và Mang Cá Nhỏ, kể cả tường thành bao bọc khu này. Quận Nhì gồm ranh giới với quận Nhất, tả ngạn sông Hương, ranh giới xã Phú Lưu thuộc quận Phú Vang, hữu ngạn sông Hương nối qua sông Đào, cửa Hậu và sông Kẻ Vạn.

Theo Địa phương chí thị xã Huế, năm 1973, quận Nhất có dân số 69. 448 người, gồm 3 phường là Thuận Hòa, Thuận Thành và Thuận Lộc; quận Nhì có dân số 86.156 người, gồm 5 phường là Phú Thuận, Phú Hòa, Phú Hiệp, Phú Cát và Phú An; quận Ba có dân số 41.926 người, gồm 2 phường Vĩnh Ninh và Vĩnh Lợi. 

(Còn tiếp)

Kỳ 3: Điều chỉnh và mở rộng để phát triển

ĐAN DUY
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Diện mạo mới đô thị Huế

Đô thị Huế đang đổi thay trên một diện mạo mới - diện mạo của đô thị trong lòng thành phố trực thuộc Trung ương.

Diện mạo mới đô thị Huế
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

TIN MỚI

Return to top