ClockThứ Ba, 07/07/2015 07:30

Dồi dào nguồn nước chống hạn

TTH - Nắng hạn phức tạp, kéo dài từ đầu năm đến nay, song mực nước tại các hồ chứa trên địa bàn tỉnh vẫn đảm bảo đáp ứng yêu cầu tưới cho sản xuất nông nghiệp.

Các hồ đập phát huy hiệu quả

Trong khi nhiều tỉnh miền Trung đang xảy ra hạn nặng, các hồ chứa, khe suối khô nước, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, mực nước ở các hồ chứa vẫn đủ sức chống hạn. Việc chống hạn cho lúa hè thu 2015 đang được các hợp tác xã, công ty thủy nông triển khai và hoàn toàn trong tầm kiểm soát. Đây là thành quả lớn từ nỗ lực của tỉnh, các ban ngành trong việc đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi trên địa bàn. Từ ngày có hồ Truồi, nhiều địa phương ở các huyện Phú Vang, Phú Lộc, thị xã Hương Thủy không còn tình trạng thiếu nước vào mùa khô. Mới đây, hồ Tả Trạch, công trình thủy lợi lớn nhất của tỉnh cơ bản hoàn thành, đã tích nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Nguồn nước trên hồ Tả Trạch vẫn dồi dào
Theo Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão tỉnh, trên địa bàn toàn tỉnh hiện có khoảng 1.150 công trình thủy lợi vừa và nhỏ đều phát huy tác dụng, phục vụ tốt công tác tưới lúa, hoa màu trong mùa nắng hạn và tiêu thoát nước trong mùa mưa lũ. Các công trình đáp ứng nhu cầu tưới gần 50 ngàn ha/năm, đạt 94% diện tích.
Ông Bạch Văn Khai, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Lộc nói: “Chừng 15 năm trở lại đây, các xã Lộc Hòa, Lộc An, Lộc Bổn… hầu như chưa “nếm mùi” khô hạn. Dung tích chứa của hồ Truồi hằng năm đều đủ nước để tưới lúa, một số năm mặc dù nắng nóng, mực nước trong hồ xuống thấp nhưng vẫn đảm bảo đủ chống hạn”. Các hồ Hòa Mỹ, Thọ Sơn, Khe Ngang, Tây Nam Hương Trà… được tỉnh đầu tư xây dựng, nâng cấp dung tích chứa, đảm bảo cung cấp cho đồng ruộng suốt mùa nắng hạn. Nhiều năm trước, các vùng hói 5 xã, 7 xã (TX Hương Trà), hay các xã Phong Sơn, Phong An, Phong Xuân, Phong Mỹ (Phong Điền) thường thiếu nước sản xuất nông nghiệp. Các công trình hồ chứa nước Thọ Sơn, Hòa Mỹ đã chấm dứt tình trạng thiếu nước.
Không chỉ có hạn, một thời gian dài, tình hình xâm nhập mặn thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng đến sản xuất lúa và đời sống sinh hoạt của người dân. Từ khi công trình đập ngăn mặn, giữ ngọt Thảo Long xây dựng hoàn thành, tình trạng nhiễm mặn trên sông Hương đã chấm dứt hoàn toàn. Ông Trần Viết Én, Chủ tịch UBND xã Hương Phong (TX Hương Trà) bày tỏ niềm vui: “Gần chục năm nay, đồng ruộng và nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn xã Hương Phong không còn nhiễm mặn. Nguồn nước sinh hoạt và sản xuất của người dân luôn ổn định, đời sống không bị xáo trộn như trước”. Đập Thảo Long còn có tác dụng ngăn không để thất thoát nguồn nước ngọt trên các sông, nhờ đó đảm bảo cung cấp nước chống hạn.
Chủ động tích nước, điều tiết hợp lý
Trước hết phải ghi nhận các công trình hồ chứa trên địa bàn tỉnh có dung tích chứa đáp ứng yêu cầu tưới chống hạn cho sản xuất nông nghiệp. Chưa tính sức chứa của hồ Tả Trạch, các hồ hiện có trên địa bàn tỉnh đã đưa vào hoạt động có tổng dung tích trên 100 triệu m3. Trong đó, hồ Truồi có dung tích lớn nhất là 55 triệu mét khối, còn lại các hồ Thọ Sơn, Hòa Mỹ, Tây Nam Hương Trà, Khe Ngang… bình quân từ 15 triệu đến 20 triệu m3. Ông Đỗ Văn Đính, Giám đốc Công ty TNHH NN MTV QL-KTCTTL tỉnh đánh giá, không chỉ có dung tích chứa lớn, mà hầu hết các công trình hồ chứa đều nằm đầu nguồn, thuộc loại hồ đập lớn và vừa có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Hàng năm, các công trình đều được sửa chữa, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng đảm bảo phát huy tác dụng, mang lại hiệu quả.
 Các cửa van trên đập Thảo Long đều đóng kín để ngăn mặn, giữ ngọt
Ông Đỗ Văn Đính, Giám đốc Công ty TNHH NN MTV QL-KTCTTL tỉnh thông tin, hiện nay, các chủ hồ đập vẫn tiếp tục điều tiết nguồn nước về hạ du để phục vụ chống hạn cho lúa hè thu. Mặc dù nắng hạn chưa gay gắt, nhưng công ty cùng các địa phương đã chuẩn bị máy bơm dầu, bơm điện, đường ống đấu nối, sẵn sàng đưa nước từ các sông vào đồng ruộng khi cần thiết. Các địa phương, hợp tác xã cũng cần có phương án điều tiết nước tưới hợp lý, sử dụng nước tiết kiệm để phục vụ chống hạn…
Vào mùa mưa lũ, các chủ hồ đập chủ động sửa chữa, kiểm tra hệ thống công trình để có phương án tích nước một cách hợp lý. Nhiều năm qua, hầu như năm nào các công trình hồ chứa cũng đều tích nước đảm bảo cao trình thiết kế. Theo Công ty TNHH NN MTV QL-KTCTTL tỉnh, thời điểm hiện tại, mực nước ở hồ Truồi đạt khoảng 39/42m, hồ Thọ Sơn gần 17/19,5m, hồ Hòa Mỹ 34/35m, hồ Phú Bài 2 khoảng 16/17,5m, hồ Tả Trạch 26/30m…Nhìn chung, mực nước tại các hồ chứa hiện nay đều đạt khoảng 65-70%, đảm bảo cung cấp chống hạn.
Trên địa bàn tỉnh còn có các công trình thủy điện, hằng năm tích một lượng nước khá lớn phục vụ phát điện, đồng thời có nhiệm vụ góp phần chống hạn cho sản xuất nông nghiệp. Khi nắng hạn gay gắt, có yêu cầu của lãnh đạo tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, các chủ công trình thủy điện sẽ điều tiết xả nước về các sông phục vụ tưới lúa… Bên cạnh đó, hệ thống kênh mương, thủy lợi, trạm bơm điện được đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu đưa nước vào đồng ruộng. Từ ngày có công trình kênh mương Điền Hòa - Điền Hải, công trình Tây Hưng…, nhiều địa phương ở hai huyện Phong Điền, Quảng Điền đã chủ động đưa nước vào đồng ruộng để chống hạn… Mấy năm gần đây, năng suất, chất lượng lúa năm sau thường cao hơn năm trước (năm 2014 đạt trên 60 tạ/ha) một phần có sự đóng góp rất lớn từ các công trình thủy lợi.
Bài, ảnh: Hoàng Triều
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024

Sáng 8/5, UBND tỉnh phối hợp với Bộ Khoa học và công nghệ (KH&CN) tổ chức hội thảo “Thực trạng và giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) tỉnh Thừa Thiên Huế (PII) 2024. Tham gia hội thảo có các ông Hoàng Minh, Thứ trưởng Bộ KHCN; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; cùng lãnh đạo Cục Phát triển Công nghệ và ĐMST (Bộ KH&CN), các sở, ban ngành, đơn vị, doanh nghiệp tại địa phương.

Giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024
Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế
Thu hoạch đến đâu, làm đất gieo cấy vụ hè thu đến đó

Cùng với đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa đông xuân, ngành nông nghiệp tỉnh yêu cầu các địa phương, người dân khẩn trương làm đất, gieo cấy lúa hè thu đảm bảo kịp thời ứng phó mưa lũ có thể đến sớm trong điều kiện biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, khó lường.

Thu hoạch đến đâu, làm đất gieo cấy vụ hè thu đến đó
Đề phòng giông sét khi vào vụ sản xuất

Thời điểm kết thúc vụ đông xuân, chuẩn bị vụ hè thu cũng là lúc nông dân đối diện với giông sét trên đồng khi thu hoạch nông sản. Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cảnh báo, người dân cần chủ động phòng tránh, không được chủ quan, làm đồng khi đang có giông sét, tránh rủi ro do bị sét đánh có thể dẫn đến tử vong.

Đề phòng giông sét khi vào vụ sản xuất
Huy động tiền gửi tạo nguồn lực cho tín dụng chính sách

Cùng với nguồn vốn phân bổ từ Trung ương hay vốn ủy thác từ chính quyền các cấp sang Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) phục vụ cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn, nguồn vốn huy động từ người dân, doanh nghiệp và các tổ chức cũng góp một phần quan trọng nâng cao chất lượng đời sống người dân, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.

Huy động tiền gửi tạo nguồn lực cho tín dụng chính sách

TIN MỚI

Return to top