ClockThứ Ba, 06/03/2018 15:23

Du lịch làng nghề chưa phát triển

TTH - Hiện Thừa Thiên Huế có 88 làng nghề; trong đó, có 69 làng nghề truyền thống, 8 làng nghề tiểu thủ công nghiệp và 11 làng nghề mới du nhập với trên 2.600 cơ sở sản xuất. Tuy nhiên, phát triển du lịch làng nghề đến nay vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Quảng bá thương hiệu làng nghề tranh dân gian Sình và hoa giấy Thanh TiênKhôi phục, phát triển làng nghềVề thăm làng nghề đan đệm bàng Phò Trạch

Đúc đồng ở Phường Đúc. Ảnh: Huỳnh Mẫn

Biểu đồ khách lưu trú ở Thừa Thiên Huế đã nói lên được điều đó. Hiện nay, thời gian lưu trú của khách vẫn còn ngắn, khoảng 1,8 ngày/khách. Lý do thật đơn giản là khách đến Huế mới chỉ dừng lại ở việc tham quan các điểm di tích, mà chủ yếu ở các điểm di tích thuộc quần thể di tích Cố đô Huế (chưa có những điểm du lịch mới khác, trong đó có du lịch làng nghề) sau đó khách quay lại các tỉnh, thành khác như Đà Nẵng, Hội An để lưu trú… Chính điều này khiến du lịch chúng ta dù lượng khách hàng năm đến Huế đều tăng (năm 2017, tổng lượng khách đến Huế đạt 3,78 triệu lượt khách, tăng 16% so với năm 2016), song tổng thu toàn ngành du lịch còn thấp, do lưu trú của khách đạt thấp, ít chi tiêu mua sắm.

Để góp phần sức quảng bá cho làng nghề của tỉnh, chúng tôi từng đã giới thiệu với bạn bè gần xa, cũng như nhiều lần trực tiếp dẫn các bạn về thăm các làng nghề ở Huế, như đúc đồng Phường Đúc, làm hương ở Thủy Xuân…, song mọi người đến đây chủ yếu xem người ta làm nghề chứ không có nơi trình diễn để trải nghiệm về nghề. Vì vậy, khách đến xem rồi đi. Nhiều người bạn tôi nói rằng: “Nếu làng nghề của Huế được quy hoạch cụ thể, chi tiết, có nơi sản xuất, có nơi trình diễn thì khách sẽ đến tham quan rất đông. Bởi, hầu hết các làng nghề ở các tỉnh, thành khác họ đều làm như vậy và hút khách đến rất nhiều”.

Mới đây, có dịp ghé thăm huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Ở đây, du lịch làng nghề phát triển khá mạnh, bởi du khách được tận tay tham gia vào quá trình sản xuất các sản phẩm thủ công truyền thống, như làm bún, làm bánh… Trò chuyện, nhiều đại diện hãng lữ hàng ở Huế cho hay: “Trong quá trình thiết kế tour, chúng tôi cũng đưa du lịch làng nghề Thừa Thiên Huế vào để khai thác, song làng nghề ở Huế mới chỉ dừng lại ở việc sản xuất hàng hóa, và vẫn còn nhỏ lẻ, chưa có các khu trình diễn trải nghiệm để du khách có điều kiện tham gia trải nghiệm. Hơn nữa, một số ngành nghề truyền thống của mình khó cho du khách thao tác như chạm khắc gỗ, đúc đồng… Chính vì vậy nên lúc đầu cũng có vài đoàn khách đến tham quan sau đó họ đề nghị chúng tôi chuyển sang địa điểm tham quan khác nên hiện nay tour du lịch làng nghề ở Thừa Thiên Huế vẫn chưa khai thác một cách có hiệu quả”.

Phát triển du lịch làng nghề là yếu tố then chốt trong việc phát triển kinh tế - xã hội, nhất là vùng nông thôn, nơi đời sống người dân vẫn còn nhiều khó khăn. Bởi khi du lịch làng nghề phát triển, sẽ không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế, xã hội, hình thức du lịch này còn góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của các làng nghề truyền thống. Vì mỗi làng nghề đều có những nét đặc trưng với những giá trị văn hóa, lịch sử được kết tinh trong từng sản phẩm tinh xảo...

Khôi Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế còn gìn giữ và lưu truyền nhiều nghề, làng nghề truyền thống đặc sắc, có nhiều tài nguyên du lịch văn hoá và tài nguyên du lịch thiên nhiên có thể kết hợp với du lịch nghề, làng nghề truyền thống. Đó là cơ sở để mảnh đất Cố đô phát triển loại hình du lịch bổ trợ cho thế mạnh du lịch văn hóa - di sản.

Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế
"Chắp cánh" cho sản phẩm nông sản, làng nghề vươn xa

Sau 2 ngày diễn ra Hội chợ giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông sản, làng nghề do Hội Nông dân, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị xã Hương Trà phối hợp tổ chức tại công viên trung tâm thị xã, các sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, OCOP của địa phương có thêm cơ hội để vươn xa...

Chắp cánh cho sản phẩm nông sản, làng nghề vươn xa
Nghề làm mõ trên đồi Thủy Xuân

Vùng đồi Thủy Xuân, TP. Huế nổi tiếng với những ngôi chùa cổ như Từ Hiếu, Đông Thuyền, Bảo Lâm, Châu Lâm, Diệu Nghiêm... Lạc bước vào chốn mây gió tiêu diêu với nhiều rặng thông vi vu trên những sườn đồi này, vào buổi sớm tinh mơ hay khi hoàng hôn về, nghe trong gió tiếng chuông chùa ngân vang và cả những tiếng mõ đều đều từ những cánh cửa chùa vọng lại. Chợt thấy lòng êm dịu và thanh thản lạ thường.

Nghề làm mõ trên đồi Thủy Xuân
Du lịch làng nghề hấp dẫn du khách

Cùng với các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử trên địa bàn, du lịch làng nghề truyền thống đã và đang được du khách ưa chuộng khi nhiều cơ sở kinh doanh, làng nghề triển khai nhiều cách làm hay vừa giúp tăng thêm thu nhập, ổn định kinh tế gia đình, vừa bảo tồn và phát triển nghề truyền thống.

Du lịch làng nghề hấp dẫn du khách
Nghề truyền thống Huế se duyên cùng áo dài

Những tà áo dài được các nhà thiết kế sáng tạo dựa trên nền tảng các giá trị làng nghề truyền thống xứ Huế được trình diễn giữa sân khấu cộng đồng khiến người xem hào hứng, bất ngờ.

Nghề truyền thống Huế se duyên cùng áo dài

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top