ClockThứ Sáu, 20/10/2023 07:53

Đua đến Net Zero

TTH - Net Zero (gọi trung tính carbon hay giảm phát thải ròng bằng 0) là cụm từ đang được nhắc đến nhiều ở phạm vi toàn cầu. Đạt đến mục tiêu này, các doanh nghiệp (DN) cần phải đổi mới công nghệ, cải tiến quy trình sản xuất, sử dụng năng lượng sạch…

Quy tụ & phát huy tiềm lực khoa học công nghệDoanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ đổi mới, chuyển giao và cải tiến công nghệ Cải tiến quy trình kỹ thuật, hướng đến sản xuất bền vững

Phenikka Huế đã xây dựng kế hoạch hướng tới Net Zero 

Cuối năm 2021, tại hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo trong khuôn khổ hội nghị Liên Hiệp Quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (Hội nghị COP26), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đưa ra cam kết: Việt Nam thực hiện giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Cam kết này được đưa ra trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với các nguy cơ ô nhiễm rác thải nhựa, thiếu hụt nguồn năng lượng, hạn hán và nước biển dâng nên được cộng đồng quốc tế đánh giá cao và lên tiếng ủng hộ.

Để biến cam kết này thành hành động, Chính phủ đã ban hành các đề án, chiến lược, kế hoạch và quan trọng nhất là đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị COP26 các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu. Đề án đưa ra 31 nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến năm 2030 và 42 nhiệm vụ xuyên suốt từ nay đến năm 2050. Bên cạnh đó, Chính phủ thành lập ban chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện đề án, trong đó yêu cầu Bộ TN-MT chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện; huy động các tổ chức quốc tế, cộng đồng DN trong và ngoài nước tham gia thực hiện cam kết này.

Trong các hội nghị chuyên đề doanh nghiệp với đổi mới sáng tạo do Sở Khoa học & Công nghệ tổ chức gần đây, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh - Dương Tuấn Anh chia sẻ, chuyển đổi xanh là xu hướng chuyển dịch tất yếu buộc cộng đồng DN phải nắm bắt và thay đổi để không bị loại khỏi cuộc chơi toàn cầu. Tuy nhiên, xu thế này không chỉ là cơ hội, mà còn là thách thức lớn của các DN. Theo Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh, Net Zero là chặng đường dài nên DN cần có kế hoạch, chia nhỏ từng giai đoạn thực hiện. Tùy đặc thù từng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của mỗi đơn vị, DN để có kế hoạch đầu tư công nghệ, tối ưu hóa quy trình sản xuất, sản xuất kinh tế tuần hoàn để đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

Hiện nay, nhiều DN ở địa phương đã xây dựng các kế hoạch để đua đến Net Zero vào năm 2050. Đơn cử như Công ty Phenikka Huế ở KCN Phong Điền chuyên chế biến cát silic ít sắt chất lượng cao đã đưa ra cam kết thực hiện theo lộ trình, như vào năm 2028 sẽ giảm phát thải 15%, năm 2035 giảm phát thải 35%, năm 2040 giảm phát thải 50% và hoàn thành mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Để đạt các mục tiêu đề ra, Phenikka Huế tập trung vào các hoạt động, như: tiết kiệm nguồn năng lượng, chuyển đổi nguồn năng lượng sạch; tái chế rác thải và hạn chế rác thải ra môi trường, trồng cây xanh…

Theo lãnh đạo Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh, hiện nay Việt Nam đã có các đề án, chiến lược, kế hoạch hành động tiến tới Net Zero vào năm 2050, như: Kế hoạch hành động Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030; Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050; Kế hoạch hành động triển khai kết quả Hội nghị COP26… và nhiều chính sách được sửa đổi, ban hành mới nhằm tạo hành lang pháp lý cho quá trình triển khai thực hiện.

Hướng đến Net Zero là xu thế tất yếu của kinh tế xanh. Muốn làm được, cần hành động ở cả tầm vĩ mô lẫn từng DN, người dân, cụ thể là phải thích ứng, huy động nhiều nguồn lực đổi mới công nghệ, cải tiến quy trình sản xuất và sử dụng năng lượng sạch; quan tâm tái tạo rừng và phục hồi hệ sinh thái…

Bài, ảnh: SONG MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hỗ trợ công nghệ: Thêm lực giúp doanh nghiệp tiến xa

Bên cạnh các chính sách hỗ trợ năng lực, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, việc triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (DN) tiếp cận với các giải pháp công nghệ sẽ góp phần giúp DN vươn xa trong kỷ nguyên số.

Hỗ trợ công nghệ Thêm lực giúp doanh nghiệp tiến xa
Sản xuất, sử dụng ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho thủy sản nước ngọt

Chiều 17/9, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả thực hiện dự án KHCN cấp tỉnh "Sản xuất và sử dụng ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens Linnaeus, 1758) làm thức ăn cho một số đối tượng thủy sản nước ngọt có giá trị kinh tế tại Thừa Thiên Huế" do Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế chủ trì thực hiện.

Sản xuất, sử dụng ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho thủy sản nước ngọt
Khó khăn trong ứng dụng công nghệ cảnh báo sớm sạt lở, lũ quét

Thiên tai địa chất sạt lở và lũ quét vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền núi Tây Bắc, đặc biệt các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu. Để giảm thiểu thiệt hại do sạt lở và lũ quét gây ra, giải pháp được nhiều người quan tâm là công tác cảnh báo sớm tai biến thiên tai và quy hoạch các vùng dân cư tránh sạt lở và lũ quét.

Khó khăn trong ứng dụng công nghệ cảnh báo sớm sạt lở, lũ quét
Ứng dụng công nghệ phân loại và thu gom rác tái chế

Ngày 15/9, Doanh nghiệp xã hội MGREEN phối hợp với Dự án “Huế - Đô thị giảm nhựa ở khu vực miền Trung” tổng kết hoạt động phân loại rác tại nguồn và thu gom rác tái chế thông qua ứng dụng mGreen trên điện thoại di động.

Ứng dụng công nghệ phân loại và thu gom rác tái chế
Return to top