ClockThứ Tư, 15/09/2021 07:30

“Ghim hàng” thủy sản nuôi: Tiềm ẩn nhiều rủi ro

TTH - Bão, lũ và dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp khiến thủy sản nuôi gặp nhiều rủi ro, nguy cơ thiệt hại.

Thu hoạch thủy sản tránh lũHướng đến nuôi thủy sản theo chuỗi giá trị

Thu hoạch cá lồng

Ông Trần Hùng ở xã Vinh Hiền (Phú Lộc) nan giải, địa phương đang thực hiện các biện pháp phong tỏa do dịch COVID-19 khiến thủy sản nuôi nước lợ trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai nhiều ngày qua rất khó tiêu thụ. Mới đây, một lượng lớn cá, ốc thương phẩm được thu hoạch tránh bão số 5 bị tồn đọng.

Tính đến ngày 13/9, số cá thương phẩm của người dân trên địa bàn xã Vinh Hiền bị tồn đọng 33 tấn, như mú, hồng, vẩu, bớp… và 5 tấn ốc hương. Trong đó, cá mú tồn đọng với số lượng lớn chiếm gần một nửa, còn lại cá vẩu, bớp, hồng. Địa phương đã triển khai các biện pháp “giải cứu” số cá trên thông qua các cấp hội, đoàn thể, mạng xã hội nhưng số lượng tiêu thụ vẫn còn rất ít.

Ông Hùng cho rằng, việc một lượng lớn sản phẩm cá, ốc khó tiêu thụ một phần do người dân chủ quan. Thủy sản đạt trọng lượng, kích cỡ thương phẩm nhưng nhiều hộ không thu hoạch tránh bão, lũ mà “ghim hàng” chờ bán trong dịp tết sẽ được giá, lãi cao hơn. Điều này không chỉ tiền ẩn nhiều rủi ro thiên tai, bão lũ mà còn dịch COVID-19 đang phức tạp, nhất là khi bị phong tỏa sẽ khó tiêu thụ.

Theo Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phú Lộc, ông Nguyễn Văn Thông, ngoài xã Vinh Hiền, ngành nông nghiệp đang triển khai rà soát, nắm bắt tình hình nuôi trồng, thu hoạch thủy sản tại các địa phương khác. Đối với các hộ nuôi chưa thu hoạch sẽ vận động thu hoạch nhằm tránh thiệt hại do bão, lũ và dịch COVID-19.

Ông Trần Phương, cán bộ xã Phong Hòa (Phong Điền) lo ngại trước nhiều hộ dân chủ quan, không tuân thủ khuyến cáo của địa phương trong việc thu hoạch thủy sản tránh lũ. Hầu hết 58 lồng cá trắm, mè, chép nuôi trên sông Ô Lâu của 41 hộ đến nay vẫn chưa thu hoạch xong. Người dân chỉ thu hoạch tỉa những loại cá to, còn lại tiếp tục nuôi phục vụ tiêu thụ trong dịp tết.

Xã Phong Hòa đang thực hiện biện pháp phong tỏa, giãn cách do dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp khiến việc tiêu thụ cá rất khó khăn. Theo ông Phương, nếu người dân chấp hành khuyến cáo, yêu cầu của địa phương thu hoạch cá trước bão số 5 thì giờ đã yên tâm. Hiện nay, một lượng lớn cá trắm đến kỳ thu hoạch khó tiêu thụ; nếu tiếp tục nuôi thêm thời gian dài thì cá vượt quá kích cỡ thương phẩm sẽ rất khó bán, thậm chí không ai mua.

Ông Trần Phương thông tin, hiện nay chính quyền địa phương vừa tập trung chống dịch COVID-19, vừa tranh thủ kết nối với các thương lái đến thu mua cá cho người dân.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, ông Trương Văn Giang cho biết, tình trạng người dân chỉ thu hoạch tỉa, hoặc thu hoạch một phần, phần còn lại tiếp tục nuôi phục vụ nhu cầu tết vẫn còn xảy ra. Ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương tiếp tục rà soát, kiểm tra và yêu cầu người dân thu hoạch hoàn thành tránh thiệt hại do bão, lũ, dịch bệnh. Đối với thủy sản còn quá nhỏ, có thể tiếp tục nuôi phục vụ tết sẽ hướng dẫn người dân các biện pháp bảo vệ, giằng neo lồng bè an toàn trong mùa mưa bão.

Nhằm tạo điều kiện sớm tiêu thụ số lượng cá, tránh tồn đọng kéo dài gây thiệt hại, người dân xã Vinh Hiền và một số nơi đã giảm giá bán từ 20-30%. Theo đó, cá mú trọng lượng 0,8kg đến 1,2kg có giá 230.000đ/kg; loại 1,2kg trở lên 210.000đ/kg; cá vẩu loại 0,8kg đến 1,2kg giá 190.000đ/kg, từ 1,2kg trở lên 170.000đ/kg; cá bớp 120.000đ/kg; các loại cá hồng, hồng mỹ trọng lượng 0,8 - 1,2 kg giá 130.000đ/kg, từ 1,2kg trở lên 120.000đ/kg; ốc hương 180.000đ/kg…

Bài, ảnh: Hải Triều - Bá Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thêm nguồn thức ăn nuôi trồng thủy sản an toàn

Diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh đang tăng lên. Điều này kéo theo những vấn đề lo ngại về bệnh tật, nguồn thức ăn cho thủy sản, môi trường nước và các chi phí khác... Việc nghiên cứu thành công sản xuất và sử dụng ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho một số loài thủy sản nước ngọt trên địa bàn tỉnh mở ra cơ hội mới và những lợi ích kinh tế, xã hội đi kèm.

Thêm nguồn thức ăn nuôi trồng thủy sản an toàn
Khởi tố vụ án tham nhũng tại Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế

Ngày 3/10, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Nhận hối lộ” xảy ra tại Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019 - 2022; khởi tố bị can và áp dụng các biện pháp ngăn chặn “Bắt bị can để tạm giam”, “khám xét” đối với 5 đối tượng về hành vi “Nhận hối lộ” quy định tại khoản 2, điều 354 Bộ luật hình sự.

Khởi tố vụ án tham nhũng tại Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế
FAO: Cần tăng cường vai trò của thủy sản trong việc chấm dứt đói nghèo

Trong một cuộc họp gần đây ở Italy, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) đã đưa ra một báo cáo quan trọng về nghề đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản, trong đó, nhấn mạnh nhu cầu đầu tư nhiều hơn vào Chuyển đổi Xanh để thực phẩm thủy sản có thể đóng vai trò lớn hơn trong việc chấm dứt tình trạng đói nghèo toàn cầu.

FAO Cần tăng cường vai trò của thủy sản trong việc chấm dứt đói nghèo
Sản xuất, sử dụng ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho thủy sản nước ngọt

Chiều 17/9, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả thực hiện dự án KHCN cấp tỉnh "Sản xuất và sử dụng ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens Linnaeus, 1758) làm thức ăn cho một số đối tượng thủy sản nước ngọt có giá trị kinh tế tại Thừa Thiên Huế" do Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế chủ trì thực hiện.

Sản xuất, sử dụng ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho thủy sản nước ngọt

TIN MỚI

Return to top