ClockThứ Ba, 25/11/2014 11:02

Giá xăng dầu giảm, giá cước vận tải giảm chưa đồng bộ

TTH - Giá xăng dầu giảm liên tục 10 đợt, lần này giá cước vận tải cũng được một số doanh nghiệp vận tải bắt đầu giảm. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp thực hiện giảm giá còn khiêm tốn.

Giảm giá... nhỏ giọt

Chi phí xăng dầu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành vận tải, việc giảm giá xăng dầu liên tục thời gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải.
Liên quan đến việc điều chỉnh giá cước vận tải khi giá xăng dầu liên tục giảm 9 lần liên tiếp (xuống 21.390 đ/lít - mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua) ông Phạm Quang Hồng, Trưởng phòng Quản lý Vận tải và Phương tiện Sở Giao thông Vận tải cho biết, thực hiện Thông tư liên tịch 129/2010/TTLT-BTC-BGTVT hướng dẫn thực hiện giá cước vận tải bằng xe ô tô và giá dịch vụ hỗ trợ, Sở Giao thông Vận tải đề nghị Hiệp hội vận tải ô tô Thừa Thiên Huế, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải… rà soát lại phương án kinh doanh, chi phí giá thành vận tải để thực hiện việc điều chỉnh giá cước theo hướng giảm phù hợp với giá xăng dầu mới.
Taxi Mai Linh giảm giá cước từ 7-13%
Ông Đoàn Văn Quang, Giám đốc Công ty TNHH MTV Mai Linh Huế cho biết, sau khi giá xăng dầu điều chỉnh, hãng taxi Mai Linh đồng loạt hạ giá cước bình quân 7%; trong đó hạ giá cao nhất là 13% dành cho xe KIA Moning, tương đương 1.800đ/km. Ngoài ra, xe chạy tuyến trên 15km cũng được giảm từ 15-20% giá tiền. Hiện, tất cả các xe đều được cài đặt lại giá cước mới, kiểm định đồng hồ tính cước trên mỗi xe taxi. Tương tự, ông Trần Sĩ Cuộc, Chủ nhiệm HTX Ô tô Huế cho biết, đơn vị cũng giảm giá cước từ 8-10% tùy theo tuyến. Theo đó, tuyến trên 300km giảm 10.000 đồng/vé, tuyến dưới 300km giảm 5.000 đồng/vé.
Anh Nguyễn Văn Tuấn, hành khách đi tuyến Huế-Vinh cho biết: hôm nay tôi đi tuyến Vinh-Huế thì giá vé vẫn giữ nguyên 180.000 đồng/vé. Mỗi lần xăng rục rịch tăng giá thì các doanh nghiệp vận tải bắt đầu tăng giá, thế nhưng những lần xăng dầu giảm giá thì giá cước vận tải không giảm và có giảm cũng rất nhỏ giọt.
Cần có chế tài
Theo ông Phạm Quang Hồng, không thể ép doanh nghiệp giảm giá cước, song đơn vị quản lý có biện pháp để giám sát giá phù hợp. Cuối tháng 11/2014, đơn vị sẽ thành lập đoàn kiểm tra bất thường kiểm tra giá cước tại một số doanh nghiệp vận tải và một số tuyến; nếu phát hiện vi phạm sẽ xử phạt theo quy định của Nhà nước.
Ông Phạm Xuân Sơn, Phó Giám đốc Công ty TNHH Nhà nước MTV Quản lý bến xe Thừa Thiên Huế cho biết, khi giá xăng dầu giảm trên 5% thì các đơn vị vận tải và khách thuê vận chuyển sẽ thương thảo giá cước để đảm bảo quyền lợi đôi bên. Theo đó, mỗi doanh nghiệp vận tải sẽ có mức giảm và thời gian giảm khác nhau. Hiện, Công ty TNHH Nhà nước MTV Quản lý bến xe Thừa Thiên Huế có 77 doanh nghiệp vận tải đăng ký ra vào bến phía Nam và phía Bắc. Thế nhưng, đến thời điểm này, chỉ có vài doanh nghiệp giảm giá cước với mức 10%. Các doanh nghiệp còn lại đang lập kế hoạch, phương án để điều chỉnh giá vé trong thời gian tới.
Chị Nguyễn Thị Hoa, hành khách đi tuyến Huế - Đà Nẵng chia sẻ: “- Trước đây giá vé 60.000 đồng nay giảm xuống còn 55.000 đồng. Tuy, giá vé có giảm với số tiền không phải là nhiều nhưng qua đó cũng thể hiện nhà xe có quan tâm đến hành khách. Nhưng theo tôi được biết, không phải xe nào cũng giảm giá cước”.
Giá xăng dầu giảm trong mấy tháng qua là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vận tải, vì xăng dầu chiếm tỷ lệ 30-40% giá thành. Việc giảm giá cước vận tải phù hợp vừa tạo lợi thế kinh doanh cho doanh nghiệp vừa góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội là trách nhiệm chung của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải.
Bài, ảnh: Minh Hằng
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những con đường xanh mát giữa lòng Cố đô

Huế sở hữu những con đường xanh và nhiều “công viên xanh”. Điều này khiến du khách gần xa mỗi khi đến Huế điều có cảm giác thư thái, dễ chịu, tận hưởng không gian xanh mát giữa lòng thành phố, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng oi bức.

Những con đường xanh mát giữa lòng Cố đô
Diện mạo mới đô thị Huế

Đô thị Huế đang đổi thay trên một diện mạo mới - diện mạo của đô thị trong lòng thành phố trực thuộc Trung ương.

Diện mạo mới đô thị Huế
“Hàng phục” hạn, mặn

Đập ngăn mặn, giữ ngọt (NMGN) Thảo Long, đập Cửa Lác và các hồ chứa lớn ra đời được ví như một kỳ tích đối với người dân toàn tỉnh khi giải quyết triệt để tình trạng xâm nhập mặn, hạn trên các dòng sông.

“Hàng phục” hạn, mặn
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Sông Hương - “Bản giao hưởng” của quy hoạch đô thị Huế

Sông Hương như một “bản giao hưởng” của quy hoạch đô thị Huế. Dòng sông ấy đã mang trên mình sứ mệnh của lịch sử để ngày nay đang được bảo tồn và gìn giữ, điểm tô cho sự sang trọng của Huế. Và dòng sông ấy sẽ còn chảy tiếp theo dòng chảy của tương lai. Bảo tồn sông Hương do vậy, chính là bảo tồn “xương sống” đô thị Huế.

Sông Hương - “Bản giao hưởng” của quy hoạch đô thị Huế

TIN MỚI

Return to top