ClockThứ Tư, 11/10/2017 07:56

Giao lưu trực tuyến: “Hạ tầng cho nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản”

TTH.VN - Với bờ biển dài 120km cùng hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai có diện tích khoảng 22.000 ha, lớn nhất Đông Nam Á đã tạo nên lợi thế để Thừa Thiên Huế phát triển kinh tế biển – đầm phá, song vẫn chưa khai thác hết tiềm năng hiện có.

Toàn cảnh buổi giao lưu

Thời gian qua, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản đạt nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều bất ổn về hạ tầng vùng nuôi, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh diễn biến phức tạp.... Những âu thuyền neo đậu xuống cấp, chưa đảm bảo nhu cầu tránh trú khi đến mùa mưa bão… Đó là một trong những vấn đề cần quan tâm khi nhìn lại việc thực hiện Nghị quyết về phát triển kinh tế biển và đầm phá của Tỉnh ủy đề ra.

Nhằm đánh giá thực trạng, gợi ý giải pháp để hướng tới việc đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản hiệu quả, bền vững, sáng nay (11/10), Báo Thừa Thiên Huế tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Hạ tầng cho nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản”.

Đồ họa: Nguyễn Thượng Hiển

Tham dự buổi giao lưu có sự tham dự của đại diện các cơ quan, tổ chức: ông Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh; ông Hồ Viết Nhuận, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Vang; bà Trần Thị Thanh Nhã, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền; ông Nguyễn Đăng Thành, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phong Điền; TS. Mạc Như Bình, Trưởng bộ môn Môi trường và quản lý nguồn lợi thủy sản, Trường ĐH Nông lâm – ĐH Huế; ngư dân Trần Văn Chiến ở huyện Phú Vang.

7h 50 buổi giao lưu bắt đầu!

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư cơ sở hạ tầng cho các trường học

Để nâng cao chất lượng dạy và học, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế đã và đang triển khai rà soát cơ sở vật chất (CSVC) tại các đơn vị trường học trên địa bàn để phân bổ kinh phí đầu tư cải tạo, nâng cấp CSVC và mua sắm bổ sung trang thiết bị đồ dùng dạy học chuẩn bị cho năm học mới 2024 - 2025.

Đầu tư cơ sở hạ tầng cho các trường học
Bất cập hạ tầng lưới điện:
Cần có lộ trình để giải quyết dứt điểm - Bài 3: Hoàn thiện hạ tầng, chuyển “mạng nhện” xuống lòng đất

Xử lý rốt ráo các hành vi làm mất an toàn lưới điện; có cơ chế di dời trụ điện, đường dây điện bất hợp lý ra khỏi khu dân cư… chỉ là những lát cắt nhỏ trong tổng thể giải pháp giải quyết bất cập hạ tầng lưới điện hiện nay. Ngoài việc đầu tư hạ tầng lưới điện, trước thực tế dây điện như mê cung trên không đang tồn tại phổ biến thì các cơ quan chức năng cần có giải pháp dài hơi, đặc biệt trong thời điểm đô thị Huế đang tiến lên Trung ương.

Cần có lộ trình để giải quyết dứt điểm - Bài 3 Hoàn thiện hạ tầng, chuyển “mạng nhện” xuống lòng đất
Bất cập hạ tầng lưới điện:
Cần có lộ trình để giải quyết dứt điểm - Bài 1: Chưa theo kịp sự phát triển

Hiện nay, cột điện nằm trong khuôn viên nhà dân, đi qua khu dân cư; hệ thống dây điện tựa mạng nhện trên không gian là vấn đề lớn từ đô thị đến nông thôn. Thực trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt của các hộ dân, thậm chí là mối nguy gây chết người. Giải quyết rốt ráo vấn đề trên, hướng tới cấp điện an toàn, bền vững cần phải có lộ trình cụ thể và có sự phối hợp nhịp nhàng giữa ngành điện và địa phương, cũng như các hộ dân có liên quan.

Cần có lộ trình để giải quyết dứt điểm - Bài 1 Chưa theo kịp sự phát triển

TIN MỚI

Return to top