ClockThứ Hai, 22/01/2024 15:43

Giữ vững trật tự đô thị, an toàn giao thông không chỉ dịp tết

TTH.VN - Đó là tinh thần chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh tại hội nghị triển khai công tác đảm bảo trật tự đô thị (TTĐT), vệ sinh môi trường và an toàn giao thông (ATGT) trên địa bàn tỉnh vào sáng 22/1.Dự và đồng chủ trì hội nghị này có Đại tá Hồ Xuân Phương, Phó Giám đốc Công an tỉnh và các tổ chức, sở, ban, ngành, địa phương…

Nhân rộng mô hình “Phụ huynh tự quản về an toàn giao thông- trật tự đô thị”Tuần tra, kiểm soát liên tuyến bảo đảm trật tự, an toàn giao thông Thừa Thiên Huế là địa phương điển hình giảm tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí Nhiều hoạt động hướng đến xây dựng nếp sống văn minh đô thị

Lãnh đạo TX Hương Thủy phát biểu tại hội nghi 
Quyết liệt ngay từ đầu năm

Công tác đảm bảo TTĐT, vệ sinh môi trường và ATGT được xác định là những nhiệm vụ trọng tâm nên nhiều địa phương đã triển khai quyết liệt trong thời gian qua, nhất là trong năm 2023 góp phần xây dựng đô thị văn minh, hiện đại sớm đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Đáng nói về quản lý trật tự xây dựng, lãnh đạo các địa phương đã quan tâm chỉ đạo, ban hành các văn bản kịp thời để triển khai, thực hiện. Trong công tác TTĐT, các địa phương thường xuyên tuyên truyền vận động, kiểm tra xử lý nên mỹ quan đô thị ngày càng văn minh, sạch đẹp.

Lực lượng chức năng triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp giữ ổn định tình hình TTĐT, ATGT trên địa bàn đã chuyển biến tích cực. Năm 2023, toàn tỉnh xảy ra 251 vụ, làm chết 117 người, bị thương 171 người… So với năm 2022 giảm 9 vụ (-3,46%), giảm 65 người chết (-35,71%), tăng 18 người bị thương (+11,76%). Năm 2023, tình hình TNGT giảm sâu, lần đầu tiên Thừa Thiên Huế đứng tốp đầu của cả nước được Chính phủ biểu dương, ghi nhận nỗ lực tập thể lãnh đạo, lực lượng thực thi công vụ từ tỉnh đến cơ sở.

Ông Trần Song, Phó Chủ tịch UBND TP. Huế, cho rằng: TP. Huế là đô thị lõi của tỉnh, thời gian qua đã triển khai tình hình TTĐT, môi trường và ATGT khá tốt, tạo bức tranh sáng của tỉnh. Thành quả này nhờ TP. Huế thành lập nhiều đội, đoàn kiểm tra liên ngành về công tác xây dựng trái phép và quyết định ra xử phạt nhiều không trình xây dựng không phù hợp với quy hoạch; ra quân lập lại trật tự vỉa hè; vệ sinh môi trường sạch đẹp, gắn với Ngày "chủ Nhật xanh"; chấn chỉnh tình trạng chèo kéo khách ở các điểm du lịch, bến xe… Qua đây, ý thức chấp hành pháp luật về nếp sống văn minh đô thị của người dân được nâng lên.

 Tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn huyện Nam Đông

Nhiều địa phương từng là điểm nóng về TTĐT, ATGT, như huyện Phú Lộc, Phú Vang; TX. Hương Trà, Hương Thuỷ… nhưng đã quyết tâm ra quân ngay từ dịp đầu năm và duy trì thường xuyên hàng tháng, quý nên các chỉ tiêu, chỉ số đưa ra trong năm giảm và ổn định đáng kể. Đơn cử như huyện Phú Lộc thường xuyên chỉ đạo lực lượng chức năng, các xã, thị trấn ra quân lập lại TTĐT, kiểm tra, kiểm soát ATGT trên địa bàn, nhất các khu vực đô thị, như Lăng Cô, thị trấn Phú Lộc..; các tuyến đường TL, QL1A có nhiều điểm có nguy cơ gây mất ATGT.

Ông Nguyễn Hải Đăng, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc cho biết, năm 2023, địa phương này phát hiện, xử lý phạt nhiều trường hợp vi phạm TTĐT. Ngành chức năng đã kiểm tra xử phạt 4.214 trường hợp vi phạm giao thông; trong đó  xử lý hành chính 2.100 trường hợp (505 ô tô, 1.595 mô tô) với số tiền hơn 4,2 tỷ đồng.

Phải xanh sạch sáng, an toàn

Bên cạnh những thành quả được ghi nhận, công tác TTĐT, ATGT trên địa bàn tỉnh còn những tồn tại, hạn chế… Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà nhiều ý kiến nêu ra thảo luận tại hội nghị, như hiện nay một số địa phương chưa thật sự quan tâm nhiều đến công tác TTĐT, vệ sinh môi trường. Đội ngũ cán bộ phụ trách lĩnh vực này còn kiêm nhiệm, tình trạng xây dựng vi phạm còn xảy ra nhưng chưa xử lý theo đúng trình tự. Cán bộ Địa chính-Xây dựng ở một số nơi còn buông lỏng, áp dụng các văn bản xử lý chưa phù hợp. Bên cạnh đó, nhiều văn bản pháp luật  triển khai chung chung, việc quy định xử lý vi phạm hành chính về TTĐT còn bất cập, khó thực hiện trong thực tế.


 Tăng cường mở rộng hạ tầng giao thông

Tình hình TNGT trong năm 2023 giảm mạnh các tiêu chí nhưng bước sang năm 2024 đã có nhiều vụ TNGT nghiêm trong xảy ra, làm chết 14 người, bị thương 4 người. Đây là dấu hiệu không ổn định, nguy cơ phấn đấu giảm TNGT trên 3 tiêu chí trong năm 2024 khó đạt như kế hoạch đề ra. 

Lãnh đạo Công An tỉnh cho rằng, ngành sẽ tiếp tục tiển khai quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm ở các tuyến, địa bàn trọng điểm, phức tạp; tập trung phát hiện, xử lý nghiêm đối với các nhóm hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp, tiềm ẩn nguy cơ cao gây TNGT, gây ảnh hưởng dư luận nhằm thiết lập lại trật tự, kỷ cương trong việc chấp hành pháp luật về giao thông, hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn.

Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Sở GTVT, Phó Trưởng Ban ATGT tỉnh chia sẻ, ngành tiếp tục phối hợp tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong bảo đảm TTĐT, ATGT. Để hoàn tốt công tác này, ngành tiếp tục phối hợp đầu tư nâng cấp hạ tầng, xoá điểm đen giao thông, xây dựng văn hoá chấp hành pháp luật, ứng xử văn minh khi tham gia giao thông; phấn đấu giảm TNGT trong năm 2024 trên cả 3 tiêu chí.

Ông Hoàng Hải Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá kết quả và ghi nhận sự đóng của các tổ chức, đơn vị, sở ngành, địa phương trong công tác TTĐT, vệ sinh môi trường, ATGT trong thời gian qua. Tuy vậy ,xét riêng từng lĩnh vực, mỗi ngành, địa phương có tồn tại những điểm khuyết cần sớm khắc phục, tháo gỡ; đặc biệt năm 2024 là thời điểm toàn tỉnh bứt tốc phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh đề nghị, mỗi ngành, mỗi địa phương đề ra một kế hoạch thực hiện cụ thể, khó ở đâu, cần kiến nghị tỉnh chỉ đạo giải quyết để công tác TTĐT, vệ sinh môi trường, ATGT luôn xanh sạch sáng, an toàn đi lại cho người dân  không chỉ vào mỗi dịp tết đến, xuân về …

Bài, ảnh: MINH VĂN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành tài nguyên và môi trường năm 2024

Ngày 21/12, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố các sự kiện ngành tài nguyên và môi trường năm 2024. Các sự kiện của ngành tài nguyên và môi trường năm 2024 đã phản ánh, đề cập đến những vấn đề nóng, nổi bật, những thành tựu trong công tác hoàn thiện thể chế, chính sách, quản lý tài nguyên, môi trường, đa dạng sinh học..., để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước bền vững. Dưới đây là 10 sự kiện nổi bật ngành tài nguyên và môi trường năm 2024:

Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành tài nguyên và môi trường năm 2024
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Bảo đảm hoạt động thanh toán an toàn, thông suốt dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản số 10182/NHNN-TT yêu cầu các đơn vị liên quan trực thuộc, các tổ chức tín dụng, NAPAS và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán,... triển khai một số biện pháp để bảo đảm hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt trong thời gian cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025.

Bảo đảm hoạt động thanh toán an toàn, thông suốt dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

TIN MỚI

Xu hướng quà tặng doanh nghiệp 2025 mới nhất
Return to top