ClockThứ Ba, 01/12/2015 15:58

Hành lá - mô hình “siêu lãi”

TTH - Mỗi ha lãi trên 360 triệu đồng, trồng hành lá trở thành mô hình “siêu lãi” trên đất Hương Trà.
 

Đến nhiều vùng đất ở thị xã Hương Trà mùa nào cũng thấy người dân tất bật với việc trồng và thu hoạch hành lá. Mỗi sáng sớm, hoặc các buổi chiều tối, những đoàn xe máy, xe tải tấp nập vận chuyển hành đến các chợ đầu mối Bãi Dâu, Đông Ba, vào tận Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quy Nhơn để tiêu thụ. Chừng 10 năm trở lại đây, trồng hành lá trở thành mô hình không chỉ xóa đói, giảm nghèo mà còn làm giàu cho hàng ngàn hộ nông dân. Khó tin khi mỗi ha hành cho thu lãi từ 360 triệu đồng trở lên/năm, nhưng điều đó lại hoàn toàn là sự thật. “Nếu không có cây hành lá, đời sống người dân vẫn còn khó khăn dài dài. Giờ người trồng hành không chỉ thoát được nghèo mà còn vươn lên khá giả nhờ cây hành”, ông Trần Mễ ở tổ 3, thôn Cổ Bưu, phường Hương An hồ hởi.

Phó Chủ tịch UBND thị xã Hương Trà-Nguyễn Thị Thu Hương cho biết, hiện nay, thị trường đầu ra hành lá rất lớn, các lái buôn đến tận đồng ruộng thu mua, bình quân mỗi ngày có thể đến hàng chục tấn. Sản phẩm không chỉ tiêu thụ mạnh trên địa bàn tỉnh, mà các lái buôn còn đưa đến tận Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quy Nhơn… tiêu thụ. Số lượng sản phẩm hành lá tại các địa phương hiện nay vẫn chưa đáp ứng nhu cầu tiêu thụ. UBND thị xã chỉ đạo các địa phương tiếp tục khai thác tiềm năng, chuyển đổi một số diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng hành lá nhằm nâng cao thu nhập. Đây là loại cây ngắn ngày, nếu sản phẩm khó tiêu thụ thì có thể chuyển đổi các diện tích trồng hành sang trồng đậu, lạc, rau màu…

Ông Mễ nhẩm tính: “Mỗi năm cây hành lá trồng được 4 vụ, mỗi vụ hai tháng. Năng suất bình quân đạt từ 7-10 tạ/sào/vụ. Sản phẩm có bao nhiêu đều bán hết, mỗi kg trung bình khoảng 10 ngàn đồng, thời điểm giá cao có thể đến 14-16 ngàn đồng. Trừ các khoản chi phí mỗi sào lãi 7 triệu đồng. Như vậy, trồng bốn vụ lãi 28 triệu đồng, nhân với ba sào lãi 84 triệu đồng, cao gấp hơn 10 lần trồng lúa”.

Tại phường Hương An hiện có khoảng 100 ha trồng hành lá, phần lớn các hộ trên địa bàn đều tham gia. Thị trường đầu ra sản phẩm rất rộng, thuận lợi, người dân yên tâm sản xuất. Nhờ tích lũy nhiều kinh nghiệm sản xuất, chăm sóc, bón phân, xử lý sâu bệnh đúng kỹ thuật nên năng suất, chất lượng sản phẩm cao. Trồng hành khó nhất là khâu sản xuất giống, nhưng người dân Hương An đã nắm bắt kỹ thuật, tạo nguồn giống chất lượng phục vụ nhu cầu tại chỗ, giảm chi phí đầu tư. Với khoảng 100 ha trồng hành, mỗi năm người dân thu 36 tỷ đồng. Chính quyền địa phương đang tiếp tục khai thác tiềm năng, chuyển đổi các loại cây trồng hiệu quả thấp sang trồng hành lá.

Giáp phường Hương An, là phường Hương Chữ cũng có nhiều hộ trồng hành lá với diện tích khoảng 65 ha. Mô hình trồng hành lá ở Hương Chữ xuất hiện sau phường Hương An nên kinh nghiệm sản xuất của người dân còn hạn chế, chưa phát huy tối đa hiệu quả. Nhiều hộ dân nơi đây mỗi năm chỉ trồng được 2-3 vụ hành, năng suất bình quân mỗi vụ 7 tạ/sào. Với chừng đó sản lượng, người dân Hương Chữ cũng có nguồn thu nhập khá lớn.

Thấy được hiệu quả cao, người dân nhiều địa phương ở thị xã Hương Trà chuyển đổi một số diện tích cây hiệu quả thấp sang trồng hành lá. Đến nay, tại các phường, xã: Hương Xuân, Hương Văn, Hương Vinh đều trồng hành lá, mỗi địa phương khoảng 10 ha. Khó khăn của người dân ở các địa phương này trong việc mở rộng diện tích là khâu sản xuất giống. Theo người dân, sản xuất giống hành bắt đầu gieo cấy từ bông hạt, nhưng phần lớn người dân chưa nắm bắt các quy trình kỹ thuật. Một số giống được mua ở nơi khác chất lượng thấp, nhiều loại sâu bệnh thường xảy ra. Quá trình sản xuất, người dân còn lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học nên độ an toàn thực phẩm không cao…

Hoàng Thế
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp sức đồng bào dân tộc thiểu số

Với mục tiêu đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trong hành trình thoát nghèo bền vững, thời gian qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện A Lưới thường xuyên phối hợp chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, Tổ tiết kiệm và vay vốn chuyển tải nguồn vốn ưu đãi đến người dân để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm. Nhờ đó, nhiều hộ đồng bào DTTS trên địa bàn huyện đã cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Tiếp sức đồng bào dân tộc thiểu số
Giải phóng mặt bằng phải “đi trước một bước”

Dự án thi công chậm, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công không đáp ứng được theo yêu cầu, nguyên nhân bắt nguồn từ những vướng mắc liên quan đến giải phóng mặt bằng là câu chuyện “biết rồi, khổ lắm nói mãi”. Dù vậy, vẫn chưa có một kịch bản cụ thể nào cho công tác giải phóng mặt bằng, nhất là các dự án trọng điểm nhằm giải bài toán vướng mắc trong đầu tư

Giải phóng mặt bằng phải “đi trước một bước”
Hài hòa mục tiêu tăng trưởng & chất lượng tín dụng

Khó khăn kinh tế đang tạo nên áp lực không nhỏ các cho tổ chức tín dụng khi nguy cơ nợ nhóm 2 (khoản nợ được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng khách hàng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ) và nợ tiềm ẩn nợ xấu tăng mạnh tạo nên những rủi ro trong an toàn hệ thống tín dụng.

Hài hòa mục tiêu tăng trưởng  chất lượng tín dụng
Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung: Cần không gian đúng nghĩa

Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung (gọi tắt Bảo tàng) được thành lập từ năm 2009 và chính thức mở cửa không gian trưng bày mẫu vật từ năm 2020. Tuy còn "sơ khởi", nhưng các khu trưng bày của Bảo tàng đã thu hút nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giới trẻ đam mê đến tìm hiểu, trải nghiệm về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học.

Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung Cần không gian đúng nghĩa
Return to top