ClockThứ Sáu, 16/06/2023 15:00

Huế đã xanh và đẹp

TTH - Những nỗ lực của chính quyền, người dân địa phương gần đây đã cho thấy Huế xanh và đẹp lên từng ngày.

Sáng kiến “xanh” cho sản xuất sạch hơnHướng đến giao thông xanhHuế lần đầu có dịch vụ taxi điện

leftcenterrightdel
Không gian bờ nam sông Hương hôm nay đã tạo cho đô thị Huế ngày xanh và đẹp hơn 

Không riêng tôi mà nhiều du khách đến Huế bây giờ đều cảm nhận, bất kể thời điểm nào trong ngày nếu đi dọc hai bờ sông Hương đều được ngắm các công viên xanh, các miệt vườn hữu tình và hít thở không khí trong lành, sảng khoái. Những không gian xanh này sẽ chưa dừng lại, vì Huế đang tiếp tục hoàn thiện một số tuyến đi bộ, như từ cầu Dã Viên lên vùng Nguyệt Biều, Thủy Biều; đồng thời mở rộng ra mọi hướng sẽ tạo cảnh sắc cho đô thị Thừa Thiên Huế nói chung và TP. Huế nói riêng, với đa dạng về địa hình có sông, hồ, núi đồi, đầm phá, biển. Cảnh quan thiên nhiên hàm chứa nét văn hóa riêng.

Thừa Thiên Huế đang xây dựng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh. Mục tiêu phát triển của tỉnh là huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị theo hướng "Đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh".

Lịch sử hình thành đô thị Huế có tính đặc thù riêng: "Huế là một Kinh thành - một Kinh đô và nay là một Thành phố di sản văn hóa thế giới". Để tôn tạo, giữ gìn và phát triển đô thị Huế hiện nay và tương lai, mới đây tỉnh tổ chức quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

 Chung quanh vấn đề này, nhiều chuyên gia cho rằng, để xây dựng, phát triển đô thị Huế, không nhất thiết phải xây nhiều nhà cao tầng, nhiều chung cư san sát, có cư dân thành thị đông đúc… mà phải tiến hành lập các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và các dự án đầu tư hạ tầng khung, hướng đến xây dựng, phát triển đô thị một cách bền vững, thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Theo đó, phát triển đô thị Thừa Thiên Huế theo mô hình "Đô thị trung tâm và chùm đô thị vệ tinh" sẽ giúp giảm áp lực về giao thông, ô nhiễm môi trường, đất ở đô thị và các hệ lụy khác về xã hội. Kết nối giữa các đô thị là hệ thống giao thông, cảnh quan thiên nhiên và cây xanh; khuyến khích người dân phát triển "vườn trong nhà, nhà trong vườn", xây dựng thành phố vườn, thành phố "Bốn mùa hoa", thành phố "Mai vàng trước ngõ"... Đó là thành phố có môi trường thân thiện, xã hội hài hòa, người dân hạnh phúc.

Thừa Thiên Huế đang quan tâm, ưu tiên phát triển du lịch, công nghiệp, nhất là công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin... để tạo bứt phá, đưa kinh tế tăng trưởng theo chiều sâu trên cơ sở khai thác thế mạnh, đặc thù của địa phương. Trong đó, ngoài phát huy nội lực, tỉnh đang mời gọi các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn lớn đến đầu tư, nhất là các dự án thuộc lĩnh vực du lịch, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp năng lượng tái tạo, nông nghiệp sạch...

Để xây dựng danh hiệu đô thị thông minh, đô thị xanh và bền vững đòi hỏi cả hệ thống chính trị, người dân phải vào cuộc, đóng góp và hành động. Vì thế ngoài đầu tư thực hiện các dự án mang tính kỹ thuật, công trình, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng về bảo vệ gìn giữ môi trường xanh; sử dụng năng lượng, tài nguyên thiên nhiên tiết kiệm, hiệu quả, gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng nếp sống văn minh đô thị, môi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp.

Bài, ảnh: SONG MINH
ĐÁNH GIÁ
4.5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc

Tập tùy bút, ghi chép “Trước nhà có cây hoàng mai: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa” (NXB Phụ Nữ Việt Nam) đã được tác giả - nhà báo Minh Tự giới thiệu đến công chúng, những người yêu sách tại Phố sách Hà Nội (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc
Xanh như công viên, sạch như bệnh viện

Đó là khẩu hiệu được Bệnh viện Trung ương Huế cụ thể hóa từ phát động của Bộ Y tế. Nhiều hoạt động xây dựng môi trường trong lành, thân thiện, góp phần khống chế dịch bệnh, mang lại cả lợi ích cho thầy thuốc lẫn bệnh nhân.

Xanh như công viên, sạch như bệnh viện
Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là một sự kiện lớn của Thừa Thiên Huế. Sự kiện này mở ra cơ hội để Huế phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội (KT-XH). Tuy nhiên, còn ít doanh nghiệp (DN) có kế hoạch tận dụng bối cảnh này để phát triển, mở rộng quy mô.

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

TIN MỚI

Return to top