ClockThứ Bảy, 05/10/2024 13:34

Tái tạo nguồn lợi thủy sản là xu thế tất yếu

TTH - Được các ban ngành, địa phương thực hiện đều khắp trên các thủy vực, tính riêng số lượng giống thủy sản thả vào biển, đầm phá, sông trong năm 2023 đạt 1,5 triệu con, gấp 20 lần so với 10 năm trước.

Thả 11 ngàn con cá nâu giống ra biểnThả tôm sú và cua giống ra đầm pháThả 330 ngàn con cá giống xuống sông Ô Lâu

 Các lực lượng thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

Làm nghề “theo đuôi tôm, cá” từ thuở nhỏ đến nay, chưa bao giờ ông Phan Văn Ty ở thôn Ngư Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi (Quảng Điền) lại nan giải như thời gian gần đây trước thực trạng NLTS trên đầm phá ngày càng cạn kiệt. Nhiều nguyên nhân, tác động của môi trường, biến đổi khí hậu, nhất là nạn khai thác trái phép, hủy diệt là nguyên nhân chính làm cho NLTS không còn dồi dào như trước. Đời sống, sinh kế của ngư dân vùng đầm phá Tam Giang cũng vì thế mà ngày càng đối diện với nhiều khó khăn, thách thức.

Ông Ty chia sẻ, một thời ngư dân đầm phá bủa lưới, giăng câu mỗi ngày có thể thu về tiền triệu, có điều kiện nuôi con ăn học, xây nhà kiên cố. Thế nhưng, mấy năm trở lại đây, NLTS ngày càng ít dần, có thời điểm một số loài gần như cạn kiệt như tôm rảo, tôm đất, bống thệ, chình, mú… Cả hải sản vùng ven biển gần bờ những năm gần đây dù có dấu hiệu phục hồi tốt, nhưng vẫn chưa dồi dào như trước. Nghề khai thác vùng lộng, ven bờ có lúc rơi vào cảnh bế tắc do nguồn lợi hải sản bị cạn kiệt.

Trước thực trạng này, việc thả giống xuống đầm phá, sông, biển để tái tạo NLTS là một trong những hoạt động được ngành thuỷ sản, các địa phương tổ chức thường xuyên. Mỗi năm, thường tổ chức 5-7 đợt thả các loại giống thủy sản xuống các thủy vực biển, đầm phá, sông gắn với triển khai tuyên truyền, giáo dục người dân, các tổ chức nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm và các biện pháp bảo vệ NLTS chính là bảo vệ môi trường sinh thái, nguồn sống của người dân.

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh, từ khi đẩy mạnh các hoạt động thả giống thủy sản tái tạo NLTS, nhiều loài cá, tôm, cua… trên vùng đầm phá, ven biển, trên sông đang có xu hướng phục hồi. Tuy nhiên, nhu cầu sinh kế, cùng với các hoạt động khai thác trái phép, hủy diệt làm cho NLTS phục hồi, sinh sôi chậm, thậm chí có thời điểm cạn kiệt.

Ngoài các biện pháp bảo vệ, bảo tồn thì thả giống tái tạo NLTS là biện pháp cần thiết, tất yếu trước xu thế hiện nay. Đó cũng là lý do Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 76/QĐ-TTg, ngày 18/1/2024 về việc bảo vệ, tái tạo nguồn lợi và phục hồi môi trường sống của các loài thủy sản. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình Quốc gia Bảo vệ và Phát triển NLTS đến năm 2030. Trong đó, hoạt động thả giống bổ sung, tái tạo, phát triển NLTS được coi trọng, thực hiện thường xuyên và xã hội hóa sâu rộng đến nhiều tổ chức, cá nhân.

Thực hiện mục tiêu trên, từ đầu năm 2024 đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức 5-6 đợt thả giống tái tạo NLTS trên sông, đầm phá và ven biển. Thông qua hoạt động thả giống, ngành nông nghiệp kết hợp tuyên truyền, nâng cao nhận thức mọi tầng lớp nhân dân tham gia phong trào, hoạt động tái tạo NLTS. Đồng thời, truyền thông mạnh mẽ và nâng cao nhận thức cộng đồng về việc không khai thác thủy sản hủy diệt; hướng đến xã hội hóa khôi phục, tái tạo và phát triển NLTS với mục tiêu tạo điều kiện cho các loài thủy sản sinh trưởng, sinh sản, góp phần cân bằng môi trường sinh thái đang bị ảnh hưởng.

Yêu cầu đặt ra hiện nay là các địa phương, mọi người dân đều phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ, phục hồi và tái tạo NLTS, phóng sinh các loài thủy, hải sản trong danh mục theo quy định nhằm cân bằng hệ sinh thái, môi trường. Sau khi thả thủy sản xuống sông, đầm phá, ven biển, người dân, các ban ngành kết hợp thu gom rác thải đúng nơi quy định để cải thiện môi trường và phục vụ nhu cầu du lịch, tham quan của người dân và du khách.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Nguyễn Đình Đức khẳng định, nạn khai thác thủy sản trái phép, hủy diệt đang tái diễn trên một số vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Hành vi này khó có thể ngăn chặn triệt để trước nhu cầu, áp lực về sinh kế của một bộ phận người dân. Vì vậy, ngoài các biện pháp răn đe, tăng cường tuần tra, ngăn chặn, xử lý vi phạm thì việc thả các giống loài thủy, hải sản là một trong những hoạt động có ý nghĩa, vai trò quan trọng trong việc phục hồi, tái tạo NLTS, hải sản trên sông, đầm phá và ven biển hiện nay.

Bài, ảnh: VŨ GIANG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hợp tác quốc tế trong xu thế tự do hóa thương mại toàn cầu

Việc cân bằng giữa các yếu tố bảo đảm an ninh thương mại và tạo thuận lợi thương mại là yêu cầu mới đặt ra cho ngành hải quan trước xu thế tự do hóa giao thương toàn cầu. Vấn đề rất quan trọng hiện nay là làm sao dự báo đúng các xu hướng quan hệ thương mại, đầu tư để hoạch định chính xác các kế hoạch, định hướng và xác định các ưu tiên hợp tác quốc tế phù hợp.

Hợp tác quốc tế trong xu thế tự do hóa thương mại toàn cầu
Chương trình OCOP - Hướng đi tất yếu

Trong tiến trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, chương trình OCOP được xác định là hướng đi phù hợp, tất yếu nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với quá trình chuyển đổi số, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Chương trình OCOP - Hướng đi tất yếu
Hướng đi tất yếu của hợp tác xã chuỗi giá trị

Hợp tác xã (HTX) hoạt động theo mô hình chuỗi giá trị (CGT) là hướng đi tất yếu trước xu thế phát triển kinh tế tập thể, nông nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, mô hình HTX kiểu mới này hiện còn rất ít so với hàng trăm HTX toàn tỉnh.

Hướng đi tất yếu của hợp tác xã chuỗi giá trị
Return to top