ClockThứ Bảy, 27/02/2021 13:45

Huy động ngân sách/GRDP thấp

TTH - Nhìn vào Báo cáo “Kế hoạch tài chính thực hiện giai đoạn 2016 – 2020” của tỉnh, gợi lên một số điều nghĩ ngợi.

Đến 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt 5-6%

Tỷ lệ huy động ngân sách của tỉnh thấp so với cả nước (ảnh minh họa). Ảnh: Linh Đan

Thứ nhất là tỷ lệ huy động ngân sách. Trong giai đoạn nói trên, tỷ lệ huy động ngân sách/GRDP của Thừa Thiên Huế vào dạng thấp so với cả nước. Theo số liệu thống kê, tính từ năm 2016-2019, tỷ lệ huy động ngân sách/ GRDP dao động từ 15,9 -16,3%. Nói chung, nó thường xuyên nằm quanh vùng 16%. Nói cao hay thấp thì phải có con số so sánh. Tăng trưởng kinh tế của Thừa Thiên Huế hàng năm cao hơn trung bình cả nước, tức là đứng ở tốp giữa và cũng thuộc vào hàng khá của vùng Duyên hải miền Trung (GRDP bình quân đầu người đứng thứ 3). Tỷ lệ huy động ngân sách so với GDP của cả nước nằm ở vùng 23-24%/GDP (như năm 2016-2017). Năm 2017, Thừa Thiên Huế thu ngân sách được 7.052 tỷ đồng, bằng 16,3% GRPD, thấp hơn nhiều so với cả nước. Năm 2020 thu ngân sách 8.900 tỷ đồng.

Thu thuế thì có nhiều nguồn, như hoạt động sản xuất kinh doanh (thường chia làm 3 khu vực vốn: Nhà nước, đầu tư nước ngoài, khu vực tư nhân); thu từ phí và lệ phí; từ thuế tài nguyên; viện trợ… Đối với Việt Nam, tỷ lệ huy động ngân sách đến 24%/GDP nhưng theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, trong một lần trả lời chất vấn trước Quốc hội cách đây mấy năm, cho rằng, tỷ lệ huy động này còn thấp hơn so với nhiều nước. Xét trong mối tương quan ấy, thì thu ngân sách so với GRDP ở tỉnh ta quá thấp (14– 16%).

Vì sao tỷ lệ huy động được thấp?

Lý do đầu tiên lý giải có sức thuyết phục nhất là quy mô và hoạt động của nền kinh tế còn nhỏ và kém hiệu quả. Điều này xem ra phù hợp với thực tế. Thu ngân sách thường chủ yếu là từ hoạt động kinh tế. Thế nhưng quy mô doanh nghiệp ở Thừa Thiên Huế còn quá nhỏ bé. Giai đoạn nói trên, thu từ khu vực hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm gần 60% tổng thu ngân sách. Nhưng vì quy mô doanh nghiệp ở Thừa Thiên Huế chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, rất ít doanh nghiệp được xếp vào quy mô vừa nên tổng thu ngân sách từ hoạt động kinh tế không cao. Để “bù đắp”, may là có thuế từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Khoảng 3 năm gần đây, nguồn thu từ quyền sử dụng đất chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng thu. Sau một chu kỳ, tạm gọi là “đóng băng” kéo dài hơn 10 năm, bỗng nhiên từ năm 2018 -2020 đất bắt đầu tăng giá và có những thời điểm tăng nóng. Đây là một yếu tố thúc đẩy các dự án bất động sản phát triển và kéo theo làm tăng nguồn thu. Một số dự án lớn trong và ngoài nước được đầu tư và triển khai cũng góp phần cho “lực đẩy” này. Tuy nhiên, có một điều, chưa ai biết trước nguồn thu này có ổn định và bền vững hay không, bởi hiện tại có nhiều dấu hiệu cho thấy các giao dịch đất có phần chững lại. Theo quy luật, giá bất động sản thường biến động theo chu kỳ. Có khi nó kéo dài nhiều năm, thậm chí hơn 10 năm. Vì vậy, làm sao thúc đẩy nguồn thu từ khu vực kinh doanh là một đòi hỏi quan trọng cho việc ổn định nguồn thu ngân sách. Song xem ra bài toán này không dễ giải với một nền kinh tế mà quy mô doanh nghiệp còn nhỏ!? Có lẽ còn nhiều năm nữa chúng ta vẫn chưa cải thiện được điều này!? Điều kỳ vọng để thúc đẩy tăng trưởng cũng như nguồn thu chính là thu hút đầu tư (cả trong và ngoài nước).

Tỷ lệ huy động ngân sách/GRPD thấp là từ nguyên nhân như vừa nêu, tức là quy mô hoạt động kinh tế còn nhỏ, hiệu quả hoạt động chưa cao. Nhưng rất có thể còn một nguyên nhân nữa, đó là thất thoát nguồn thu!?

Cần khẳng định rằng, hoạt động quản lý và thu thuế ngày càng được cải thiện, thuận lợi hơn rất nhiều cho hoạt động kinh tế của người dân và doanh nghiệp. Song với  cách thu thuế như hiện nay, chúng ta không loại trừ tình trạng thất thu.

Hiện nay, có hai cách thu thuế chính là tính trên giá trị hóa đơn (đối với hoạt động của doanh nghiệp) và tính trên thuế khoán. Thuế tính trên giá trị hóa đơn là tương đối chính xác nhưng vẫn có những hiện tượng hợp lý hóa chứng để giảm nộp thuế (ví dụ thuế thu nhập doanh nghiệp). Đối với thuế khoán thì chúng ta rất khó để nói rằng mọi mức khoán đều hợp lý một trăm phần trăm. Nếu mức khoán đánh giá thấp hơn doanh thu thì dẫn đến tình trạng thu thấp (hay nói cách khác là thất thu). Có một một lĩnh vực như khai thác khoáng sản (đất, cát, ti tan…) nếu quản lý không chặt chẽ thì còn dễ thất thu hơn nữa. Và không có ai dám khẳng định rằng, chúng ta đã quản lý chặt chẽ 100%?

Tuy nhiên, mọi cái đều có tính hai mặt của nó. Nếu tỷ lệ huy động ngân sách/GRDP thấp nhưng hợp lý hoặc tương đối hợp lý thì nó có ý nghĩa tạo điều kiện hoạt động của doanh nghiệp cũng như “nuôi dưỡng” nguồn thu.

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đông Nam Á dự báo sẽ vượt Trung Quốc về tăng trưởng GDP và FDI

Theo báo cáo Triển vọng Đông Nam Á giai đoạn 2024 - 2034 do Angsana Council, Bain & Company và ngân hàng DBS vừa công bố, Đông Nam Á có khả năng vượt qua Trung Quốc về tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong thập kỷ tới.

Đông Nam Á dự báo sẽ vượt Trung Quốc về tăng trưởng GDP và FDI
Khai thác dư địa thu ngân sách nhà nước

Để đảm bảo đạt được số thu ngân sách nhà nước (NSNN) theo mục tiêu của UBND tỉnh giao, bên cạnh việc tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN), thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, các ngành chức năng, địa phương đang tập trung nuôi dưỡng và khai thác hiệu quả dư địa thu từ các ngành, lĩnh vực nhiều tiềm năng...

Khai thác dư địa thu ngân sách nhà nước
Tăng cường các giải pháp thu ngân sách Nhà nước

Chiều 19/7, Cục Thuế tỉnh tổ chức sơ kết công tác thuế 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Tham dự hội nghị có ông Mai Xuân Thành, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế; ông Phi Vân Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế. Về phía tỉnh có UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn.

Tăng cường các giải pháp thu ngân sách Nhà nước
Ngành du lịch Nhật Bản lập kỷ lục, trở thành điểm đến du lịch hàng đầu thế giới

Nghiên cứu Tác động kinh tế (EIR) năm 2024 của Hội đồng Du lịch & Lữ hành thế giới (WTTC) dự báo 2024 sẽ là một năm kỷ lục đối với ngành du lịch & lữ hành Nhật Bản, với những đóng góp kinh tế chưa từng có, tăng trưởng việc làm và chi tiêu mạnh mẽ của du khách. Triển vọng tích cực này phản ánh vai trò quan trọng của ngành du lịch trong việc thúc đẩy nền kinh tế và lực lượng lao động của Nhật Bản, đưa đất nước này trở thành điểm đến du lịch hàng đầu toàn cầu.

Ngành du lịch Nhật Bản lập kỷ lục, trở thành điểm đến du lịch hàng đầu thế giới

TIN MỚI

Return to top