ClockThứ Hai, 07/10/2024 16:23

Áp dụng chỉ thị sinh học trong quản lý nước thải công nghiệp

TTH.VN - Chiều 7/10, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài KH&CN cấp tỉnh: "Nghiên cứu áp dụng chỉ thị sinh học trong quản lý nước thải công nghiệp ở Thừa Thiên Huế", do Viện Nghiên cứu Khoa học miền Trung chủ trì thực hiện.

Gỡ khó cho đầu tư khu công nghiệp sinh tháiThiếu hạ tầng xử lý nước thải tập trung ở các khu công nghiệp: Không thể chần chừ - Kỳ 1: Doanh nghiệp lo một, người dân lo mườiLiên kết chuỗi dựa trên tiến bộ khoa học công nghệ

 Chủ nhiệm đề tài báo cáo kết quả thực hiện trước hội đồng nghiệm thu

Theo dự báo, việc phát triển các khu công nghiệp (KCN) sẽ làm gia tăng lượng thải và các chất gây ô nhiễm môi trường trong thời gian tới. Do vậy, việc tăng cường công tác quản lý môi trường và xây dựng các giải pháp quan trắc, đánh giá nước thải KCN hiệu quả hơn nữa nhằm giúp giảm thiểu những ảnh hưởng tới môi trường. Đề tài được đặt hàng thực hiện các nhiệm vụ: xác định được một số loài sinh vật chỉ thị cho nước thải công nghiệp sau xử lý trên địa bàn tỉnh; xây dựng mô hình thử nghiệm áp dụng sinh vật chỉ thị chất lượng nước thải công nghiệp tại phòng thí nghiệm và KCN Phú Bài. Đồng thời, xác định cơ sở khoa học, thực tiễn và đề xuất các nội dung liên quan đến xây dựng quy chuẩn địa phương của bộ chỉ thị sinh học đối với một số loại nước thải công nghiệp sau xử lý trên địa bàn tỉnh.

Nhóm thực hiện đề tài đã nghiên cứu tổng quan hiện trạng hệ thống xử lý nước thải của các KCN tỉnh; khảo sát chất lượng nước thải công nghiệp và trầm tích trước và sau xử lý trên địa bàn; khảo sát và thu mẫu các sinh vật có tiềm năng chỉ thị, phân loại, định danh dựa vào các khóa phân loại hình thái và phương pháp sinh học phân tử. Theo đó, nhóm nghiên cứu đã ghi nhận, sử dụng sinh vật chỉ thị trong quản lý chất lượng nước, gồm: 18 loài cá trong khu vực nghiên cứu, 35 loài động vật đáy không xương sống cỡ lớn, 34 giống thuộc tuyến trùng, 68 loài tảo phù du.

 Hội đồng nghiệm thu đánh giá, góp ý và cho ý kiến bổ sung một số nội dung để hoàn thiện đề tài 

Đề tài đã đánh giá khả năng chỉ thị sinh học của các sinh vật với các thông số nước; xây dựng mô hình thử nghiệm áp dụng sinh vật chỉ thị chất lượng nước thải tại phòng thí nghiệm dựa trên 6 loài cá có khả năng chỉ thị được sàng lọc; xây dựng quy trình sử dụng sinh vật chỉ thị trong quản lý nước thải công nghiệp và dự thảo quy chuẩn địa phương của bộ chỉ thị sinh học đối với một số loại nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Nhóm đề tài kiến nghị cần tiếp tục mở rộng nghiên cứu khả năng chỉ thị của các loài cá và các thông số môi trường khác; khuyến khích các KCN sử dụng các chỉ thị sinh học như một phương pháp bổ sung bên cạnh các phương pháp phân tích hóa lý trong quản lý nước thải công nghiệp. Qua đó, góp phần phát hiện sớm và có phương án ngăn ngừa xảy ra các sự cố môi trường không mong muốn...

Tin, ảnh: HOÀI NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trồng hoa lily, hoa cúc, hoa đồng tiền từ ứng dụng công nghệ cao

Sáng 7/10, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiến hành nghiệm thu cấp tỉnh đối với dự án nông thôn miền núi do Trung ương quản lý: "Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình trồng hoa Lily, hoa Cúc và hoa Đồng tiền tại tỉnh Thừa Thiên Huế". Đây là dự án thuộc chương trình "Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi vùng dân tộc thiểu số, giai đoạn 2016-2025", do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN tỉnh chủ trì thực hiện.

Trồng hoa lily, hoa cúc, hoa đồng tiền từ ứng dụng công nghệ cao
Sản xuất cây sen tại Thừa Thiên Huế theo chuỗi liên kết

Chiều 30/8, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả thực hiện dự án KHCN cấp tỉnh "Ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất cây sen tại Thừa Thiên Huế theo chuỗi liên kết" do Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt chủ trì thực hiện.

Sản xuất cây sen tại Thừa Thiên Huế theo chuỗi liên kết
Liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm có giá trị cao từ cây Atiso

Ngày 22/3, Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội thảo khoa học về dự án nghiên cứu khoa học cấp tỉnh "Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có giá trị cao từ cây Atiso đỏ tại Phong Điền". Dự án do PGS.TS Nguyễn Văn Toản, giảng viên Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế làm chủ nhiệm.

Liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm có giá trị cao từ cây Atiso
Phát huy tiềm lực đội ngũ trí thức khoa học công nghệ

Chiều 19/1, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp Hội) tổ chức hội thảo khoa học "Xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức khoa học công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" và hội nghị triển khai công tác năm 2024.

Phát huy tiềm lực đội ngũ trí thức khoa học công nghệ
Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm khoa học công nghệ

Chiều 18/1, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST) năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 và hội thảo "2 năm thực hiện chương trình hành động của UBND tỉnh về xây dựng Trung tâm KHCN, kết quả và giải pháp". Tham dự có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; bà Phạm Thị Minh Huệ, UVTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương, đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn...

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm khoa học công nghệ
Return to top