ClockThứ Hai, 22/01/2018 06:11

Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi ở Quảng Điền

TTH - Ngăn ngừa, hạn chế ô nhiễm trong quá trình phát triển chăn nuôi, huyện Quảng Điền đã có nhiều giải pháp để khắc phục thực trạng chung này.

Quảng Điền, Huế: Trong Xuân Mậu Thân 1968Quảng Điền: Hỗ trợ 55 triệu đồng cho hộ nghèo ngập sâuQuảng Điền: 5 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu được trao giảiQuảng Điền: Cử tri mong có nhiều giải pháp giải quyết việc làmQuảng Điền cần phát huy vai trò người đứng đầuQuảng Điền: Năng suất lúa hè thu bình quân đạt 62 tạ/haQuảng Điền: Nông nghiệp gặp khó đầu năm

Một số trang trại chăn nuôi lợn ở vùng cát xã Quảng Vinh (Quảng Điền) đã quan tâm đến xử lý chất thải đảm bảo

Quảng Điền là địa phương có tốc độ phát triển trong lĩnh vực chăn nuôi khá nhanh, nhất là chăn nuôi theo quy mô gia trại, trang trại. Toàn huyện có trên 50 trang trại chăn nuôi, trên 40 trang trại tổng hợp và khoảng 420 gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, với tổng đàn gia súc hơn 37.000 con, gia cầm hơn 450.000 con. Một số trang trại chăn nuôi lợn có quy mô từ 1.000- 4.000 con lợn thịt/lứa.

Xác định chăn nuôi là một trong những thế mạnh của địa phương, nên để phát triển theo hướng an toàn, bền vững, tạo sản phẩm có chất lượng gắn với bảo vệ môi trường (BVMT), huyện Quảng Điền đã thực hiện nhiều giải pháp về tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật… cho người nuôi. Trong đó, huyện tập trung quy hoạch hệ thống hạ tầng xử lý chất thải, nước thải nhằm đảm bảo môi trường chăn nuôi; quy hoạch, sắp xếp lại trang trại trên vùng cát nội đồng và tổ chức lại chăn nuôi trong nông hộ, thực hiện nuôi nhốt, nuôi trong khu có tường bao, hàng rào bao quanh. Vì thực tế, thời gian qua, qua kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường tại nhiều trang trại chăn nuôi trên vùng cát thì hầu hết đều vi phạm quy định của Nhà nước về thủ tục, quy trình xử lý môi trường.

Địa phương phát động cuộc vận động “hai không, ba có”, tức không thả rông, không dùng chất cấm; có chuồng trại, có tiêm phòng, có giải pháp an toàn sinh học. Khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung theo phương thức gia trại, trang trại và đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất để từng bước thay thế cho phương thức chăn nuôi truyền thống, nhỏ lẻ, phân tán. Cách làm này nhằm nâng cao năng suất, chất lượng đàn vật nuôi, đồng thời tạo thuận lợi trong việc xử lý môi trường và kiểm soát dịch bệnh. Việc tái sử dụng chất thải chăn nuôi thông qua hệ sinh thái tự nhiên hoặc tác động của con người đang là xu thế được ưu tiên nhằm hướng tới sự thân thiện với môi trường. Trong đó, ưu tiên xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ sinh học như xây dựng hầm khí sinh học (biogas), sử dụng đệm lót sinh học…

Để ngăn ngừa, hạn chế ô nhiễm, suy thoái môi trường, đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giải pháp mà đơn vị quản lý môi trường đưa ra là cần phải xem xét các biện pháp BVMT có tính khả thi, phù hợp với điều kiện địa phương trước khi phê duyệt dự án chăn nuôi theo đúng thẩm quyền. Thực hiện đúng, đầy đủ quy định khi thực hiện công tác tham vấn cộng đồng và chính quyền địa phương khi chuẩn bị thực hiện dự án. Đối với các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm, yêu cầu các cơ sở này trước khi đi vào hoạt động phải có kế hoạch xây dựng các công trình xử lý môi trường, nhất là nước thải, chất thải rắn và được các cơ quan quản lý môi trường xác nhận hoàn thành và cho phép mới được đi vào hoạt động.

Bài, ảnh: Minh Liên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ và phơi lúa trên đường

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 trùng với đợt cao điểm thu hoạch lúa vụ Đông Xuân nên lực lượng chức năng huyện Quảng Điền phải cắt cử lực lượng tăng cường thực hiện các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ trên đồng ruộng; phơi lúa trên các tuyến đường giao thông gây ảnh hưởng đến môi trường và gây mất an toàn giao thông.

Tăng cường các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ và phơi lúa trên đường
Bảo vệ “lá phổi xanh”

Dù gặp nhiều thiệt thòi nhưng cán bộ bảo vệ rừng, kiểm lâm vẫn chấp nhận gian nan, bám rừng để bảo vệ “lá phổi xanh”, các loài động vật hoang dã trong những ngày nghỉ lễ.

Bảo vệ “lá phổi xanh”

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top