ClockThứ Hai, 13/05/2019 08:42

Bảo vệ môi trường từ mô hình "3 giảm 3 tăng"

TTH - Vụ đông xuân năm nay, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh (TT&BVTV) hỗ trợ triển khai mô hình "3 giảm 3 tăng" trên diện tích 20 ha, giúp nâng cao năng suất, chất lượng lúa, hạn chế phát thải các chất gây hại.

“Thảm họa rác nhựa và hành động của chúng ta”Sáng kiến “thùng rác dưới nước” bảo vệ môi trường ở Australia

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn trị một số bệnh cho lúa

Tiết kiệm chi phí

Song song với chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp được triển khai thực hiện khá đồng bộ. Trong đó, mô hình “3 giảm 3 tăng” (giảm lượng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV); tăng năng suất, chất lượng và sản lượng) được ngành nông nghiệp hỗ trợ triển khai. 

Xứ đồng HTX NN Đông Xuân, Hương Xuân (TX. Hương Trà) đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch, năng suất lúa ước đạt 63 tạ/ha, tăng gần 1 tạ so với vụ đông xuân năm trước.

Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX NN Đông Xuân Nguyễn Văn Miên thông tin: Vụ đông xuân năm nay, ngoài 2 ha trồng lúa theo mô hình "3 giảm 3 tăng" do Chi cục TT&BVTV hỗ trợ, nông dân bắt đầu đưa mô hình này vào sản xuất theo hướng nhân rộng. Tham gia mô hình, 49 thành viên HTX được hướng dẫn, bắt tay chỉ việc, áp dụng kỹ thuật vào thực tiễn đồng ruộng.

Theo ông Trần Toàn-HTX NN Đông Xuân, áp dụng mô hình "3 giảm 3 tăng", gia đình sử dụng giống xác nhận, sạ thưa 4 kg lúa/sào. So với lối canh tác thông thường, mô hình "3 giảm 3 tăng" chỉ tăng lượng phân bón lót, hạn chế bón phân các giai đoạn tiếp theo.

Việc bón phân cân đối, điều tra và ghi chép nhật ký đồng ruộng cũng như phun thuốc BVTV hợp lý giúp nắm bắt chính xác nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa trong từng giai đoạn sinh trưởng; các quy luật phát sinh dịch hại, bảo vệ các loại thiên địch trên đồng ruộng. So với diện tích ruộng cùng loại của gia đình, diện tích thực hiện theo mô hình chi phí đầu vào giảm, năng suất dự ước cao hơn ruộng đối chứng gần 30kg/sào.

Nhân rộng

Vụ đông xuân 2018-2019, Chi cục TT&BVTV triển khai mô hình tại 10 HTX với diện tích 20 ha. So với ruộng đối chứng, năng suất của diện tích tham gia mô hình cao hơn 2 tạ/ha; giảm hơn 1,68 triệu đồng chi phí sản xuất đầu vào như: lúa giống, phân, số lần phun thuốc trừ sinh vật gây hại.

Ông Hồ Đắc Thọ, Phó Chi cục trưởng Chi cục TT&BVTV cho rằng, canh tác theo tập quán cũ, nông dân sử dụng lượng giống gieo sạ cao, trung bình từ 120- 150 kg lúa giống/ha. Sử dụng lượng giống cao làm tăng chi phí đầu vào, tăng mật độ số cây lúa trên một đơn vị diện tích nên sức đề kháng của cây lúa kém, dễ phát sinh sâu bệnh, phải tăng số lần phun, xịt thuốc bảo vệ thực vật, ảnh hưởng không tốt đến môi trường.

Mật độ cây lúa lớn cũng sẽ tiêu tốn thêm chất dinh dưỡng, phải tăng lượng phân bón trong suốt quá trình sản xuất. Lối canh tác này còn làm tăng khả năng tồn dư thuốc BVTV trong lúa, tăng chi phí đầu vào và ảnh hưởng rất lớn đến các loài thiên địch bảo vệ mùa màng.

Áp dụng mô hình "3 tăng 3 giảm" vừa giảm được lượng phân bón, giống, thuốc BVTV nhưng hiệu quả kinh tế cao, năng suất lúa tăng,  đảm bảo chất lượng.

Theo ông Thọ, hiện 10 điểm triển khai mô hình đều đạt hiệu quả cao, năng suất trung bình cao hơn mức năng suất bình quân của tỉnh 61,5 tạ/ha, nhiều HTX có năng suất cao, trên 63-65 tạ/ha. Tuy nhiên, quá trình sản xuất, nông dân vẫn chưa thực hiện đúng 100% theo quy trình, lượng giống, phân bón và thuốc BVTV giảm so với sản xuất đại trà, nhưng vẫn còn cao hơn quy trình khuyến cáo, hiệu quả mô hình vẫn chỉ đạt mức khá. Đây được xem là thành công bước đầu khi đã giảm được 1 phần chi phí, giúp người sản xuất lúa quen dần với những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất cho những vụ mùa tiếp theo, xóa dần tập quán canh tác lúa truyền thống.

Thời gian tới, bên cạnh việc hỗ trợ nhân rộng mô hình trên địa bàn toàn tỉnh, Chi cục TT&BVTV cùng ngành nông nghiệp sẽ nghiên cứu hỗ trợ máy sạ hàng cho các HTX ứng dụng mô hình để giảm lượng giống và công gieo sạ.

Bài, ảnh: HOÀNG THẢO NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Chung tay gìn giữ môi trường”

Được triển khai vào cuối tháng 9 vừa qua, mô hình “Chung tay gìn giữ môi trường” giai đoạn 2024 – 2025 do Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) phối hợp cùng Ban Dân vận Thành ủy Huế thực hiện đang cho thấy những tín hiệu tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường tại các khu dân cư.

“Chung tay gìn giữ môi trường”
Tận tâm với công tác bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

Với vai trò là Tổ trưởng Tổ an ninh thôn, luôn tận tâm, nhiệt huyết với công tác bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở, anh Đoàn Văn Rinh - chàng trai 9X người Tà Ôi ở vùng cao A Lưới vinh dự được Bộ trưởng Bộ Công an tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện các nghị quyết, chỉ thị về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng công an xã, thị trấn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tận tâm với công tác bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở
Từ những mô hình hiệu quả

Với các mô hình “Con heo đất”, “Ngôi nhà xanh”, “Tiết kiệm tự nguyện”..., phong trào phụ nữ đoàn kết giúp nhau giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu ở TX. Hương Trà đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng động, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Từ những mô hình hiệu quả
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Dây Đai An Toàn Bảo Vệ Người Lao Động Khi Làm Việc Trên Cao

Làm việc trên cao luôn là một công việc nguy hiểm và đòi hỏi sự tập trung, kỹ năng và trang bị an toàn tuyệt đối. Hình ảnh những công nhân xây dựng, thợ sơn, hay nhân viên bảo trì mất thăng bằng, ngã từ độ cao có thể khiến nhiều người rùng mình. Những vụ tai nạn lao động đáng tiếc này không chỉ gây ra thiệt hại nặng nề cho nạn nhân và gia đình, mà còn gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp, tổ chức. Tuy nhiên, với một thiết bị bảo hộ lao động quan trọng như dây đai an toàn, chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn và giảm thiểu rủi ro tai nạn đáng tiếc.

Dây Đai An Toàn Bảo Vệ Người Lao Động Khi Làm Việc Trên Cao

TIN MỚI

Return to top