ClockThứ Ba, 20/04/2021 20:18

Giúp doanh nghiệp đổi mới công nghệ

TTH.VN - Đó là nội dung đưa ra tại hội thảo với chủ đề "Chính sách đổi mới, cải tiến, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ (TSTT) trên địa bàn Thừa Thiên Huế" do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức ngày 20/4. Tham dự có đại diện lãnh đạo Sở, ngành, tổ chức liên quan và hơn 80 doanh nghiệp (DN) tại địa phương.

Cần nhiều chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạoĐưa năng suất trở thành động lực phát triển quan trọng trong các ngànhChuyển đổi số cho doanh nghiệp: Kết hợp cả hai yếu tố công nghệ và con người

Chậm đổi mới công nghệ

Toàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có hơn 700 DN; trong đó hơn 95% có quy mô nhỏ và vừa. Cuộc khảo sát, điều tra gần đây của Sở KH&CN, phần lớn các DN ở địa phương đều có năng suất, chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh thấp, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường chưa cao, thiếu vốn đầu tư đổi mới công nghệ. Bên cạnh đó, rất ít DN có bộ phận nghiên cứu phát triển thị trường do vậy, việc cải tiến, đổi mới công nghệ (ĐMCN), thiết bị còn nhiều hạn chế.

Thiết bị công nghệ sản xuất của DN tại Thừa Thiên Huế cũ, lạc hậu

Thời gian qua, nhiều tổ chức, ban ngành quan tâm đẩy mạnh các hoạt động nói trên cũng như xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các DN. Thế nhưng, số DN, cơ sở sản xuất tiếp cận ít. Có nhiều nguyên nhân nhưng rào cản lớn nhất vẫn do cơ chế thủ tục tiếp cận rườm rà, phức tạp, dẫn đến năng lực sản xuất thấp, sản phẩm của DN chưa vươn ra thị trường lớn.

TS. Dương Tuấn Anh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thừa Thiên Huế cho rằng, ĐMCN là sự sống còn của DN trong giai đoạn hiện nay. Trong sản xuất kinh doanh, DN luôn cần đến những giải pháp công nghệ để tăng năng suất và hiệu quả. Trong môi trường cạnh tranh hội nhập kinh tế hiện nay, DN không nắm bắt, tiếp cận công nghệ, đổi mới sáng tạo, tối ưu hóa sản xuất sẽ đối mặt nguy cơ tụt hậu. Ở nước ngoài, các DN rất xem trọng ĐMCN nhưng ở Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng, vấn đề này vẫn ở hàng thứ yếu.

Có hai lý do khiến DN ở địa phương chưa quan tâm, nhận thức vai trò của việc ĐMCN bởi phần lớn thiếu kinh phí. Hơn nữa, phần nhiều phương thức hoạt động của DN ở địa phương vẫn còn theo lối truyền thống, quy mô nhỏ nên chưa có nhu cầu ĐMCN.

Nhiều chuyên gia chia sẻ, đa số DN vẫn chưa xem TSTT là tài sản lớn, hữu ích. Trong khi đó, các nước phát triển đặc biệt xem trọng TSTT. Đây là tấm giấy thông hành khẳng định năng lực DN. Ở Việt Nam vẫn thường đánh giá DN dựa trên tài sản hữu hình như vốn, đất đai, tài sản... Trong khi nhiều DN hàng đầu thế giới lại đi lên bằng tài sản vô hình, như thương hiệu, phát minh sáng chế...

Chìa khóa giúp doanh nghiệp vượt khó

TS. Hồ Thắng, Giám đốc Sở KH&CN thông tin, với sự tham mưu của ngành KH&CN, lãnh đạo tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ đổi mới, cải tiến công nghệ và phát triển TSTT ở địa phương. Mới đây là nghị quyết 22/2020 /NQ-HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ đổi mới, cải tiến, chuyển giao công nghệ và phát triển TSTT giai đoạn 2021-2030 khá thiết thực. Qua hội thảo này, Giám đốc Sở KH&CN kỳ vọng DN ở địa phương sớm thay đổi nhận thức, tiếp cận các chính sách, giải pháp ĐMCN, phát triển TSTT, nâng cao năng suất, chất lượng DN và góp phần nâng cao năng suất lao động, đưa sản phẩm ra thị trường lớn.

Giám đốc Sở KH&CN trao hỗ trợ kinh phí cho DN nhỏ và vừa ở địa phương để ĐMCN, phát triển TSTT

PGS.TS Lê Thị Thu Hà, Giảng viên Trường đại học Ngoại Thương Hà Nội cho rằng, ĐMCN và phát triển TSTT hiện nay đã trở thành động lực cho phát triển kinh tế của Việt Nam. Dịch COVID-19 bùng phát, xã hội phải cách ly, các DN; trong đó DN nhỏ và vừa có những thích ứng nhanh, thay đổi hình thức kinh doanh, ứng dụng công nghệ mới để tồn tại. Trên thế giới, nhiều DN cũng đã tận dụng cơ hội khi dịch xảy đến để thu về hàng tỷ USD, đặc biệt là với những DN kinh doanh trên nền tảng trực tuyến.

 "Điều này nói lên rằng ĐMCN, ứng dụng công nghệ mới và phát triển TSTT là chìa khóa giúp DN vượt qua khó khăn và có nhiều cơ hội để phát triển. Các DN đang đứng trước nhiều cơ hội, tuy nhiên nếu vẫn đi theo cách làm cũ thì cơ hội sẽ trôi qua. Để DN đứng vững, sản phẩm vươn ra thị trường lớn, ĐMCN và phát triển TSTT cho DN là điều mấu chốt giúp nâng cao năng suất chất lượng, tiết giảm chi phí, tối ưu hóa quá trình sản xuất", PGS.TS Hà nhấn mạnh.

Chủ tịch Hiệp hội DN Thừa Thiên Huế thừa nhận, trong bối cảnh hiện nay, yếu tố cạnh tranh lại càng trở nên khốc liệt. Do vậy DN vừa phải tiết giảm chi phí, vừa phải nâng cao hiệu quả hoạt động để đảm bảo duy trì vận hành tối thiểu.

Để làm được điều đó DN cần các nỗ lực đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng yêu cầu khách hàng, đồng thời tăng năng suất, hiệu quả hoạt động. Có nhiều nhân tố tác động đến quá trình tăng năng suất, chất lượng, trong đó có vai trò quyết định của ĐMCN, áp dụng đổi mới sáng tạo trong thiết kế sản phẩm, quy trình sản xuất, quản lý quá trình... là tất yếu.

Ở Thừa Thiên Huế, đa phần DN có quy mô nhỏ và vừa, nguồn lực hạn chế nên nên việc ĐMCN, phát triển TSTT cần có cơ chế chính sách hỗ trợ từ Nhà nước, vốn, mặt bằng, thủ tục hành chính đơn giản... Với DN, cần phải nắm bắt cơ hội để tiếp cận các chính sách hỗ trợ của tỉnh, các nguồn quỹ KH&CN, vốn vay ưu đãi của ngân hàng; đồng thời mở rộng quan hệ các DN trong, ngoài nước cùng ngành lĩnh vực; đổi mới đầu tư công nghệ, nắm bắt tiêu chuẩn kỹ thuật mới theo công đoạn chu kỳ kinh doanh...

Clip quang cảnh hội thảo 

Bài, ảnh, clip: Minh Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kích hoạt 2 cụm còi hú cảnh báo thiên tai

Sáng 25/11, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh cũng đã kích hoạt 2 cụm còi hú cảnh báo thiên tai tại toà nhà làm việc các cơ quan đơn vị tỉnh và Văn phòng Công ty TNHH Nhà nước MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh để người dân chủ động phòng tránh.

Kích hoạt 2 cụm còi hú cảnh báo thiên tai
Tiên phong ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giảng dạy và quản lý giáo dục

Đó là chủ đề hội thảo sẽ diễn ra vào ngày 30/11 tại TP. Huế do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và Công ty TNHH Giáo dục FPT tổ chức nhằm cung cấp, chia sẻ kiến thức về ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực giáo dục và thảo luận, phân tích những thách thức khi triển khai công nghệ AI trong quản lý và giảng dạy. Dự kiến có khoảng 450 - 500 người tham gia hội thảo này.

Tiên phong ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giảng dạy và quản lý giáo dục
Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

TIN MỚI

Return to top