ClockThứ Tư, 15/05/2024 13:38

Lần đầu ghi nhận loài chim Quắm đen tại vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai

TTH.VN - Trong khuôn khổ thực hiện đề tài độc lập cấp quốc gia "Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng khu hệ chim và đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn các loài chim ở vùng đầm phá ven biển miền Trung Việt Nam" do Bảo tàng Thiên nhiên Duyên hải miền Trung, Sở KH&CN chủ trì và TS. Hồ Thắng chủ nhiệm triển khai thực hiện, nhóm nghiên cứu lần đầu tiên ghi nhận được loài chim Quắm đen ở vùng cửa sông Ô Lâu, thuộc đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung: Cần không gian đúng nghĩa Bảo tồn thảm thực vật thủy sinh tại phá Tam Giang - Cầu HaiTâm thế của nhà khoa học trong thực hiện Nghị quyết 54

 Lần đầu ghi nhận loài chim Quắm đen tại vùng đầm phá Thừa Thiên Huế. Ảnh: Lê Mạnh Hùng

Trong quá trình thực hiện đề tài, từ ngày 10-12/4/2024, Bảo tàng Thiên nhiên Duyên hải miền Trung đã tiến hành điều tra thực địa tại vùng cửa sông Ô Lâu, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai và vùng đầm Lập An (Phú Lộc). Qua đó, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát toàn bộ các sinh cảnh xung quanh khu vực cửa sông Ô Lâu, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai và vùng đầm Lập An. Khảo sát đã ghi nhận 14 cá thể loài Quắm đen - Plegadis falcinellus tại khu vực cửa sông Ô Lâu, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Đây là lần đầu tiên ghi nhận được loài Quắm đen tại miền Trung Việt Nam. 

Trước đây, Quắm đen chỉ được ghi nhận là loài định cư hiếm tại Nam Bộ và lang thang qua Đông Bắc. Quắm đen là một trong những loài chim nằm trong họ Cò quăm (Threskiornithidae), bộ Bồ Nông (Pelecaniformes), một trong những họ hiện ghi nhận nhiều loài chim quý hiếm trong Danh lục đỏ của Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên Quốc Tế (IUCN) cũng như Sách đỏ Việt Nam như: Cò thìa (Platalea minor), Quắm đầu đen (Threskiornis melanocephalus), Quắm lớn (Pseudibis gigantea), Quắm cánh xanh (Pseudibis davisoni). 

 Loài chim Quắm đen lần đầu tiên được ghi nhận tại cửa sông Ô Lâu, thuộc hệ đầm phá Tam Giang. Ảnh: Lê Mạnh Hùng

Hiện nay, Quắm đen được đánh giá có quần thể suy giảm, tại Việt Nam chỉ còn ghi nhận nhiều tại một số khu vực  đồng bằng Sông Cửu Long như Vườn Quốc Gia Tràm Chim (Đồng Tháp), Đất Mũi (Cà Mau), các sân chim Bạc Liêu, khu Bảo tồn thiên nhiên Láng sen (Long An).

Việc lần đầu tiên ghi nhận loài Quắm đen cho thấy khu vực cửa sông Ô Lâu, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có tầm quan trọng trong công tác bảo tồn các loài chim hoang dã, đặc biệt là các loài chim di cư.

HOÀI THƯƠNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ra mắt mô hình bảo tồn thiên nhiên trên phá Tam Giang

Thôn Lai Hà, xã Quảng Thái (huyện Quảng Điền) vừa ra mắt mô hình "Liên gia khu dân cư Lai Hà tham gia công tác bảo vệ khu vực bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và đảm bảo an ninh trật tự".

Ra mắt mô hình bảo tồn thiên nhiên trên phá Tam Giang
Xúc 0,1m3 cát, bị phạt 25 triệu đồng

Khai thác trái phép 0,1m3 cát trên sông Ô Lâu đoạn qua xã Phong Bình, huyện Phong Điền, ông V.V.K bị cơ quan chức năng xử phạt 25 triệu đồng.

Xúc 0,1m3 cát, bị phạt 25 triệu đồng
Làng quê đón tết

Những ngày giáp tết, về với các làng quê, cảm nhận được không khí tết rộn ràng. Người nông dân tất bật với nhiều công việc để “đâu vào đó” trước giờ phút giao thừa thiêng liêng. Dù cuộc sống có nhiều thay đổi, song nơi mỗi làng quê Việt vẫn giữ nét sinh hoạt lưu giữ những giá trị truyền thống nhân văn của dân tộc mỗi khi tết đến, xuân về.

Làng quê đón tết
Vang tiếng “đóng” bánh khô bên dòng Ô Lâu

Càng về những ngày giáp tết này, tiếng “đóng” bánh khô ở xã Phong Bình nghe mỗi lúc to và đều đặn hơn. Những mẻ bánh được gấp rút “ra lò”, kịp phân phối đến thị trường.

Vang tiếng “đóng” bánh khô bên dòng Ô Lâu

TIN MỚI

Return to top