ClockThứ Ba, 17/05/2022 18:34

Lấy doanh nghiệp làm trung tâm đổi mới và ứng dụng công nghệ

TTH.VN - Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội thảo khoa học "Hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, chuyển giao và đổi mới công nghệ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế"; Ký kết hợp tác giữa Sở KH&CN với Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - Bộ KH&CN và Trường đại học Khoa học - Đại học Huế vào chiều 17/5.

Hoàn thiện hành lang pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạoCông nghệ, đổi mới sáng tạo - Chìa khóa 'bứt phá' năng suất, chất lượngLan tỏa tinh thần khởi nghiệp, sáng tạo trong toàn cộng đồngTiện ích của công nghệ trong cuộc sống

Tham dự có các ông: Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Hoàng Giang, Thứ trưởng Bộ KH&CN; Tạ Việt Dũng, Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ; Hồ Thắng, Giám đốc Sở KH&CN và đại diện các sở, ngành, Hiệp hội DN tỉnh, Đại học Huế...

Doanh nghiệp phải tự thân đổi mới công nghệ 

Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Hoàng Giang phát biểu, để thực hiện mục tiêu "Lấy DN làm trung tâm", ngành KHCN phải tích cực tiếp cận DN, nắm bắt nhu cầu thực tế của doanh nghiệp (DN) để cùng hỗ trợ nhau trong việc đưa kết quả nghiên cứu, thành tựu KHCN ứng dụng vào thực tiễn, biến kết quả nghiên cứu trở thành sản phẩm hàng hoá, góp phần đem lại hiệu quả hoạt động cho DN, cho xã hội. Ngược lại, DN cũng phải chủ động kết nối, ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ, tận dụng các cơ chế, chính sách hỗ trợ để nâng cao hiệu quả sản xuất. 

Ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất cát thạch anh tại KCN Phong Điền giúp DN tăng hiệu suất và bảo vệ môi trường

Theo báo cáo của Sở KH&CN, số lượng DN quan tâm đầu tư tìm kiếm đổi mới công nghệ, đầu tư vào hoạt động KH&CN cũng như nhận hỗ trợ còn rất ít. Đối với các chính sách hỗ trợ DN từ Trung ương, thực tế cho thấy, quá ít DN trên địa bàn tỉnh tham gia vào chương trình đổi mới công nghệ quốc gia. Nguyên nhân ngoài một số rào cản nhất định trong việc tiếp cận các chính sách KH&CN còn do  DN chưa thực sự quan tâm đúng mức về các vấn đề khoa học, công nghệ.

Thống kê sơ bộ tại một số DN trên địa bàn tỉnh cho thấy chi phí đầu tư cho nghiên cứu, triển khai cũng như tỷ trọng thiết bị, công nghệ cao ở mức thấp, hợp đồng chuyển giao công nghệ của DN chưa nhiều, thiếu vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ, máy móc, thiết bị... Trình độ chuyên môn của đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất ở các DN nhìn chung còn thấp. Điều này dẫn đến hạn chế khả năng cạnh tranh của DN trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

TS. Dương Tuấn Anh, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh còn chỉ ra những khó khăn mà DN đang gặp phải trong đổi mới công nghệ đó là thiếu thông tin về công nghệ, về các chương trình hỗ trợ của nhà nước, các chuyên gia công nghệ từ các đơn vị nghiên cứu; chưa có nhiều ưu đãi đối với sản phẩm tạo ra từ chuyển giao, đổi mới công nghệ.

Đầu tư, đổi mới dây chuyền công nghệ hiện đại tại một nhà máy may ở KKT Chân Mây- Lăng Cô 

Sát cánh cùng doanh nghiệp

Xác định KH&CN là chìa khóa góp phần vào sự thành công của DN, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ DN. Nhiều cách làm sáng tạo, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; các chủ trương, chính sách phát triển KH&CN được ban hành. Thời gian qua, Sở KH&CN đã hỗ trợ đổi mới, cải tiến công nghệ, kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, hoàn thiện công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu, quản lý tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, truy xuất nguồn gốc cho hàng chục dự án, sản phẩm dịch vụ, tổ chức, cá nhân, DN như: DN Công Thành, hộ kinh doanh Tôn Thất Thống, Thanh Vui , Yến sào xứ Huế An na, Công ty TNHH MTV SEAFOOD, sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện quy trình công nghệ sinh sản nhân tạo cá ong bầu...

Ông Hồ Thắng, Giám đốc Sở KH&CN khẳng định, dù kết quả hỗ trợ, chuyển giao cũng như DN tự đổi mới công nghệ vẫn còn khiêm tốn, song việc hỗ trợ DN một phần chi phí từ nguồn ngân sách KH&CN của tỉnh thời gian qua đã khích lệ DN chủ động cải tiến, ứng dụng, đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ trong sản xuất, kinh doanh. Nhờ đó đã giúp nhiều DN nâng cao chất lượng sản phẩm, người tiêu dùng sử dụng sản phẩm an toàn hơn, giảm gánh nặng chi phí trong công tác bảo vệ môi trường, nhất là hỗ trợ DN vượt qua đại dịch COVID 19.

Tuy nhiên, để tăng cường hoạt động chuyển giao, đổi mới công nghệ trong các DN, nhiều DN có ý kiến, ngành KHCN cần vận dụng tối đa các cơ chế chính sách hỗ trợ từ Trung ương, địa phương, cũng như về chuyên gia, công nghệ trong và ngoài nước để đáp ứng nhu cầu tiếp cận, đổi mới công nghệ của DN. Phải tham mưu "lựa chọn công nghệ phù hợp" trong hoạt động chuyển giao công nghệ cũng như phải đảm bảo hiệu quả kinh tế- xã hội. 

Để DN thực sự là cầu nối quan trọng trong việc chuyển hóa các thành tựu KH&CN vào cuộc sống, thời gian tới, ngành KH&CN sẽ đánh giá trình độ công nghệ của các DN, làm cơ sở xây dựng kế hoạch đổi mới công nghệ, trong đó chú trọng đối tượng là các DN nhỏ và vừa và ứng dụng vào các lĩnh vực công nghệ cao trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao...

Phát biểu tại hội thảo khoa học và lễ ký kết hợp tác, Phó Chủ tịch UND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho rằng, đây là cơ hội để 3 nhà: nhà quản lý, nhà doanh nghiệp, nhà trường gặp gỡ trao đổi xây dựng mối liên kết chặt chẽ về chuyển giao và đổi mới công nghệ; là dịp để các nhà đầu tư và cộng đồng DN trên địa bàn tỉnh tìm kiếm được nhiều cơ hội nhằm nâng cao trình độ công nghệ, năng lực sản xuất và sức cạnh tranh trên thị trường, nhất là xác định phương hướng và có những giải pháp cụ thể, thiết thực  bắt kịp với trình độ công nghệ của khu vực và thế giới.

Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hướng đến doanh nghiệp không khói thuốc

Không chỉ là một khẩu hiệu, phong trào "Doanh nghiệp nói không với thuốc lá" đang trở thành cam kết của nhiều doanh nghiệp (DN), góp phần cùng cộng đồng bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng sống.

Hướng đến doanh nghiệp không khói thuốc
Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Doanh nghiệp cần hoàn thành các nghĩa vụ thuế trước khi giải thể

Trong bối cảnh kinh tế có nhiều khó khăn, giải thể doanh nghiệp (DN) đã trở thành một lựa chọn bất đắc dĩ của nhiều chủ DN, nhất là các DN nhỏ và vừa. Tuy nhiên, việc không nắm các quy định pháp luật về giải thể DN, nhất là tuân thủ các nghĩa vụ thuế liên quan khiến thời gian thực hiện thủ tục giải thể DN kéo dài.

Doanh nghiệp cần hoàn thành các nghĩa vụ thuế trước khi giải thể
Để văn hóa doanh nghiệp là chìa khóa phát triển bền vững

Văn hóa doanh nghiệp (DN)-chìa khóa vàng để phát triển bền vững là chủ đề chương trình cà phê doanh nhân do Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) tỉnh tổ chức trong ngày 16/11. Chương trình có sự tham gia chia sẻ của ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, Chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng TP.HCM, Phó Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa DN Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Sách doanh nhân.

Để văn hóa doanh nghiệp là chìa khóa phát triển bền vững

TIN MỚI

Return to top