ClockThứ Sáu, 08/11/2019 11:02

Liên kết bảo vệ nguồn nước các lưu vực sông

TTH - Biến đổi khí hậu (BĐKH) và các vấn đề môi trường trong khu vực, trong nước và xuyên biên giới đang là thách thức lớn, đặt ra các yêu cầu ngày càng cao đối với công tác bảo vệ môi trường nước các lưu vực sông (LVS).

Chia sẻ nhằm giảm xung đột nguồn nướcBảo vệ nguồn lợi thủy sản dựa vào cộng đồngBảo vệ nguồn nước sông Mekong - vấn đề then chốt của khu vực

Cả nước có khoảng 3.450 con sông, suối có chiều dài từ 10km trở lên. Trong đó, có 13 sông lớn và 310 sông liên tỉnh thuộc 8 LVS lớn với diện tích khoảng 270 nghìn km2 (chiếm 80% tổng diện tích LVS), 82 sông liên tỉnh thuộc 25 LVS liên tỉnh và 3.045 sông, suối thuộc các LVS nội tỉnh. Trong số đó, khá nhiều sông là sông xuyên biên giới với các quốc gia khác, như các hệ thống sông: Mê Công (Cửu Long), Hồng, Bằng Giang- Kỳ Cùng, Mã, Cả, Đồng Nai.

Theo số liệu thống kê của Bộ TN&MT, tài nguyên nước mặt trên các LVS khoảng 830-840 tỷ m3/năm, nhưng chỉ có khoảng 37% tổng lượng nước sinh ra trên phần lãnh thổ Việt Nam, còn lại lượng nước từ nước ngoài chảy vào và có sự biến động theo mùa, theo vùng miền.

Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế, tổng chiều dài sông suối và sông đào đạt tới 1.056km, tổng diện tích lưu vực khoảng 4.200km2; gồm hệ thống các sông chính: Ô Lâu, Hương, Nông, Truồi, Cầu Hai, Bù Lu. Tổng lượng nước mặt từ các sông hơn 9 tỷ m3.

Mặc dù lượng nước tương đối dồi dào, nhưng những năm gần đây, BĐKH đã và đang tiếp tục gây ra những tác động rõ rệt đến dòng chảy, môi trường nước.

Do địa hình các sông ở Thừa Thiên Huế ngắn và dốc, cùng với tác động của bão, lũ, nên tình hình sạt lở bờ sông diễn biến phức tạp. Trong các năm qua, bằng nhiều nguồn vốn của Trung ương, địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác, đã có khoảng 81km kè bờ sông được đầu tư xây dựng. Hiện còn có hơn 42km bờ sông đang bị sạt lở nặng, ảnh hưởng trực tiếp đến dân sinh, sản xuất nông nghiệp, công trình, giao thông...

Tình hình khô hạn trong năm 2019 với biểu hiện khắc nghiệt chưa từng có trong hơn 40 năm qua xảy ra ở nhiều nơi đã làm nhiều sông, suối, ao, hồ khô kiệt, đảo lộn hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủy điện.

BĐKH, thiên tai và tình trạng xả chất thải chưa qua xử lý đang tác động đến an ninh nguồn nước, làm gia tăng các mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng nguồn nước. Hiệp hội Tài nguyên nước quốc tế (IWRA) đưa nước ta vào nhóm quốc gia thiếu nước với lượng nước bình quân đầu người từ nguồn nội sinh chỉ đạt 3.840m3/người/năm.

Thống kê chưa đầy đủ, tổng lượng nước cần cung cấp cho các ngành kinh tế hiện tại khoảng 137-145 tỷ m3. Dự báo đến năm 2030, con số này tăng lên khoảng 150 tỷ m3. Trong đó, lượng nước sử dụng trong mùa khô chiếm khoảng 60%, nếu tính cả lượng nước cần cho môi trường sinh thái ở hạ du khoảng 50 tỷ m3, thì tổng lượng nước cần có để dùng trong mùa khô là 140 tỷ m3.

Trong khi đó, nguồn nước tự nhiên trong mùa khô của tất cả các LVS chỉ khoảng 30%, tương đương 96 tỷ m3; cộng với lượng nước trữ được của các hồ chứa trên toàn quốc khoảng 40 tỷ m3, nên lượng nước cấp trong mùa khô rất căng thẳng.

Để cùng nhau chia sẻ và sử dụng các nguồn nước phục vụ nhu cầu đời sống, kinh tế và phát triển, việc bảo vệ nguồn nước trên các LVS liên vùng, liên quốc gia cần được sự quan tâm thích đáng không chỉ từ chính quyền địa phương mà cần sự hợp tác giữa các khu vực, các tổ chức liên quốc gia. Nhất là khi 63% tổng dòng chảy sông ngòi nước ta đến từ các nước láng giềng và nằm ở cuối hạ nguồn, nên phải gánh chịu nhiều tác động xấu tới môi trường nước do chất thải của các quốc gia đầu nguồn đổ xuống lưu vực và sự gia tăng các công trình thủy điện.

Hoài Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo vệ “lá phổi xanh”

Dù gặp nhiều thiệt thòi nhưng cán bộ bảo vệ rừng, kiểm lâm vẫn chấp nhận gian nan, bám rừng để bảo vệ “lá phổi xanh”, các loài động vật hoang dã trong những ngày nghỉ lễ.

Bảo vệ “lá phổi xanh”
Điều tiết nguồn nước ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý - Khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) phối hợp với các thủy điện thượng nguồn trong quá trình xả, điều tiết nước, chỉ đạo các trạm quản lý chặt các nguồn nước trên sông. Đồng thời, các đập, cống trên đê tiếp tục thực hiện các giải pháp điều tiết nước hợp lý tránh thất thoát nước trên các trục sông chính ra đầm phá.

Điều tiết nguồn nước ứng phó hạn mặn

TIN MỚI

Return to top