ClockThứ Sáu, 18/06/2021 07:06

Mở rộng và kết nối những không gian xanh

TTH - Phải thừa nhận rằng, bên cạnh đầu tư xây dựng những khu đô thị mới, Huế đang rất chú trọng đến phát triển không gian xanh, mảng xanh.

Phát triển đô thị gắn với không gian xanhHuế vẫn còn là HuếNhững không gian yên bình…

Nhiều điểm xanh, cảnh quan thiên nhiên để người dân Huế mặc sức thư giãn, hưởng thụ không khí trong lành

Những tuyến đường đi bộ dọc hai bờ sông Hương đoạn từ cầu Dã Viên về tới cầu Trường Tiền là điểm hít thở không khí trong lành, khoan khoái nhất dành cho người dân Huế và du khách khi đến vùng đất Cố đô. Mới đây, Huế hình thành thêm tuyến đi bộ ven sông Hương dọc tuyến đường Kim Long càng làm cho Huế sáng hơn, thoáng đãng hơn. Và sắp tới sẽ là công viên ở cồn Dã Viên, tuyến đường sinh thái dọc sông Hương từ cồn Dã Viên lên tận miệt vườn thanh trà Thủy Biều. Những không gian xanh này sẽ chưa dừng lại, vì Huế đang tiếp tục được mở rộng ra mọi hướng và đồng nghĩa đô thị Thừa Thiên Huế nói chung và TP. Huế sẽ hàm chứa sự đa dạng về địa hình gồm: sông, núi, gò đồi, đầm phá, biển, cảnh quan thiên nhiên và văn hoá.

Thừa Thiên Huế đang xây dựng để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hoá Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh. Mục tiêu phát triển của tỉnh là huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị theo hướng “Đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh”.

Như chúng ta biết, lịch sử hình thành đô thị Huế có tính đặc thù riêng: “Huế là một Kinh thành - một Kinh đô và nay là một Thành phố di sản văn hoá thế giới”. Vì vậy, để xây dựng và phát triển đô thị Huế, không nhất thiết phải xây nhiều nhà cao tầng, nhiều chung cư san sát nhau, có cư dân thành thị đông đúc và nhiều nhà máy...

Vì thế, phát triển đô thị Thừa Thiên Huế theo mô hình “Đô thị trung tâm và chùm đô thị vệ tinh” sẽ giúp giảm áp lực về giao thông, về ô nhiễm môi trường sống, đất ở đô thị và các hệ lụy khác về xã hội. Kết nối giữa các đô thị là hệ thống giao thông, cảnh quan thiên nhiên và cây xanh; khuyến khích người dân phát triển “vườn trong nhà, nhà trong vườn”, hướng đến xây dựng thành phố vườn, thành phố “bốn mùa hoa”, thành phố “mai vàng trước ngõ”... Đó là thành phố có môi trường thân thiện, xã hội hài hoà, văn hoá phong phú, người dân hạnh phúc.

Thừa Thiên Huế đang quan tâm, ưu tiên phát triển du lịch, công nghiệp, nhất là công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin... để tạo bứt phá trong phát triển kinh tế và đưa kinh tế tăng trưởng theo chiều sâu trên cơ sở khai thác thế mạnh, đặc thù của địa phương. Trong đó, ngoài phát huy nội lực, tỉnh đang mời gọi các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn lớn đến đầu tư, nhất là đối với các dự án thuộc lĩnh vực du lịch, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp năng lượng tái tạo sạch, nông nghiệp sạch...

Tất nhiên, để xây dựng danh hiệu đô thị thông minh, đô thị xanh và bền vững, không chỉ Đảng bộ, chính quyền “đơn thương độc mã” thực hiện mà đòi hỏi cả hệ thống chính trị, người dân phải vào cuộc, đóng góp và hành động. Vì thế, ngoài đầu tư thực hiện các dự án mang tính kỹ thuật, công trình, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân và cộng đồng về bảo vệ gìn giữ môi trường xanh; về sử dụng năng lượng, tài nguyên thiên nhiên tiết kiệm và hiệu quả, gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn gắn với bảo vệ cảnh quan, môi trường xanh- sạch- đẹp.

Bài, ảnh: HOÀI NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025

UBND TP. Huế vừa thông báo thay đổi địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025 (Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới), đồng thời thông báo Countdown Huế 2025 sẽ là điểm cầu trực tiếp trên sóng VTV chào đón năm mới 2025 cùng với các điểm cầu Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng.

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

TIN MỚI

Return to top